28/12/2020 07:16 GMT+7

10 thiên tai tốn kém nhất năm 2020 liên quan đến hiện tượng trái đất nóng lên

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Mười thiên tai tốn kém nhất trên toàn cầu năm 2020, với tiền bồi thường bảo hiểm sơ sơ trị giá 150 tỉ USD phản ánh tác động lâu dài của tình trạng trái đất nóng lên. Trong các thiên tai này có bão lũ tháng 10-11 ở châu Á.

10 thiên tai tốn kém nhất năm 2020 liên quan đến hiện tượng trái đất nóng lên - Ảnh 1.

Xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh bị chia cắt do nước lũ - Ảnh: DOÃN HÒA

Đây là thông tin có trong báo cáo có tên "Tính thiệt hại của năm 2020" Count the cost of 2020: a year of climate breakdown" vừa công bố ngày 28-11 do Tổ chức phi chính phủ Christian Aid thực hiện.

Theo báo cáo này, từ cháy rừng mất kiểm soát tại Úc đầu năm nay đến lũ lụt ở châu Á, châu Phi hay bão ở châu Âu và châu Mỹ, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục hoành hành vào năm 2020. 

Chi phí thực sự của các thảm họa do khí hậu trên thực tế cao gấp nhiều lần thống kê vì hầu hết các thiệt hại không được bảo hiểm. Cụ thể, chỉ 4% thiệt hại kinh tế do các tác động cực đoan của khí hậu ở các nước thu nhập thấp được bảo hiểm, trong khi đó tỉ lệ này ở các nền kinh tế có thu nhập cao là 60%.

Những thiên tai trong năm qua đã làm 3.500 người chết và khiến hơn 13,5 triệu người phải di cư, sơ tán.

Mặc dù thiên tai đã xuất hiện từ rất lâu trước khi các nhà khoa học biết đến vấn đề trái đất nóng lên và những ảnh hưởng nó gây ra, nhưng nhiệt độ bề mặt trên trái đất ấm lên đã khuếch đại tác động của thiên tai.

Dưới ảnh hưởng này, những trận siêu bão hay cuồng phong và lốc xoáy có thể mạnh hơn, kéo dài lâu hơn, mang theo nhiều nước hơn và đi xa hơn phạm vi lịch sử của chúng.

5 trong số những sự kiện thời tiết cực đoan gây tốn kém nhất trong năm 2020 có liên quan đến mùa mưa bất thường năm nay ở châu Á. Các vụ cháy rừng trên diện tích lớn ở California, Úc và vùng nội địa Siberia của Nga, nằm phần lớn trong vòng Bắc Cực, cũng góp phần phản ánh một thế giới ấm hơn và thiên tại dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ tăng lên.

Bề mặt hành tinh chúng ta đã tăng lên ít nhất là 1,1 độ C so với thời điểm cuối thế kỷ 19, thời kỳ tiền công nghiệp. Do đó năm 2015, Thỏa thuận Paris đã kêu gọi các nước cùng nỗ lực và hành động tập thể để kiềm chế tốc độ tăng này xuống dưới 2 độ C, lý tưởng hơn là 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21.

Nhiều nước viện trợ tiền, vật tư giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung Nhiều nước viện trợ tiền, vật tư giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung

TTO - Mỹ ủng hộ trước mắt 100.000 USD, Hội chữ thập đỏ Trung Quốc quyên góp 100.000 USD, trong khi Hàn Quốc viện trợ nhân đạo 300.000 USD giúp Việt Nam khắc phục khó khăn do lũ lụt ở miền Trung gây ra.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên