08/03/2016 21:06 GMT+7

456 chỗ ngủ,  2016 homestay CBT quyết đón 50.000 khách

TTO - Homestay - loại hình du lịch trải nghiệm với cộng đồng rất phổ biến của thế giới nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Sinh sau đẻ muộn nên chủ yếu là học tập và vận dụng kinh nghiệm các nước.

Tầng trên  không gian nghỉ ngơi được ngắn cách với các rèm thổ cẩm   
(CBT Droong của đồng bào Cơ Tu tại huyện Đông Giang, Quảng Nam)
Tầng trên không gian nghỉ ngơi được ngăn cách với các rèm thổ cẩm (CBT Droong của đồng bào Cơ Tu tại huyện Đông Giang, Quảng Nam) - Ảnh Dương Minh Bình

Thực trạng homestay Việt Nam

Homestay gần như chưa có trong chương trình đào tạo của ngành du lịch Việt Nam.

Có hai khuynh hướng đối lập. Một bên tự nhận là truyền thống, cứ khăng khăng homestay là phải ăn ở chung với dân, như nhiều nước đang thực hiện (khổ nỗi ở Việt Nam, đa số nhà nhỏ, chủ ở cũng chật chội nói chi việc đón khách).

Một bên linh động, chủ trương cải tiến, housestay cũng được, miễn là nối kết và hòa nhập với cộng đồng.

Homestay truyền thống nghĩa là ăn ở chung với dân, điển hình là bản Lác của dân tộc Thái (Mai Châu, Hòa Bình). Bản Lác khá giàu có, nhà toàn bằng gỗ, cao ráo, thoáng mát. Nhiều nhà to, đẹp, rộng hàng trăm mét vuông.

Chỉ cần chỉnh trang chút đỉnh, mua thêm mùng, mền, nệm, gối và sửa lại nhà vệ sinh là có homestay. Khách cứ ngủ xếp lớp như trại lính, dẹp nệm là thành chỗ ăn. Sàn nhà dùng để buôn bán hàng tiêu dùng và đồ lưu niệm. Khách Tây, khách ta đều nườm nượp vì lạ, giá mềm, lại được trải nghiệm cuộc sống với người Thái.

Homestay linh động, chủ yếu là các nhà cổ ở miền Tây, các nhà rông ở Tây Nguyên và một số nhà dân được cải tạo hoặc xây mới phục vụ khách. Nhóm homestay truyền thống gọi các nhà cổ miền Tây đón khách lưu trú là housestay, còn nhà rông Tây Nguyên là hostel (nhà tập thể). Loại hình này được Nhà nước hỗ trợ, nhiều nơi còn cấp vốn, có ở một số tỉnh, thu hút khách ngoại, chủ yếu nhờ sự khác biệt và trải nghiệm.

Tuy nhiên cũng như thực trạng nhiều nước, loại hình này đang giẫm chân tại chỗ. Nếu xét về kinh doanh thuần túy thì hiệu quả chưa cao. Người dân ít nhiều ỷ lại, các chuyên gia cho rằng thiếu nhân lực. Tất cả đều ngộ nhận homestay là loại hình du lịch bình dân, rẻ tiền.

Tầng trên  không gian nghỉ ngơi được ngắn cách với các rèm thổ cẩm   
(CBT Hang Kia  của dân tộc Hmong  tại huyện Mai Châu,  Hòa Bình)
Tầng trên không gian nghỉ ngơi được ngăn cách với các rèm thổ cẩm (CBT Hang Kia của dân tộc Hmong tại huyện Mai Châu, Hòa Bình)  - Ảnh Dương Minh Bình

Homestay Việt Nam

Từ thực tiễn nhiều năm trực tiếp đón khách inbound và nội địa, nhóm CBT (Community Based Tourism - Du lịch phát triển cộng đồng) đã khởi xướng loại hình homestay “made in Vietnam” khá sáng tạo và hiệu quả với 18 điểm hoạt động tại các vùng cao, vùng sâu của dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam.

Năm 2016 dự kiến sẽ Nam tiến vào Phú Yên, Đắk Lắk, qua tận Ratanakiri, Mundokini (Đông Bắc Campuchia), đặc biệt là Đồng Tháp.

Miền Trung có phố cổ Hội An thì miền Tây có phố homestay Hoa Sa Đéc; lấy dân và du khách làm đồng chủ thể.

Với Homestay Việt Nam, người dân nào cũng có thể tham gia nếu được huấn luyện theo kiểu trực quan và thực hành, cầm tay chỉ việc. Nhân lực tại chỗ, nhóm chỉ hỗ trợ huấn luyện và hướng dẫn nghiệp vụ, chế biến các món ăn cho phù hợp.

Sự mộc mạc chân quê phải đi đôi với lịch lãm, vệ sinh; từ chỗ nghỉ, WC đến thực phẩm và an toàn, từ tham quan đến giao thông. Du khách không chỉ được trải nghiệm thật sự mà còn có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện tại cộng đồng.

Với 456 chỗ ngủ, năm 2016 các homestay CBT dự kiến đón trên 50.000 lượt khách đến lưu trú, trong đó hơn 70% từ các tập đoàn lữ hành quốc tế.

Cảnh quan trên đường trekking quanh bản Hua Tat CBT Hua Tạt, huyện Vân Hồ, Sơn La
Cảnh quan trên đường trekking quanh bản Hua Tạt - CBT Hua Tạt, huyện Vân Hồ, Sơn La  - Ảnh Dương Minh Bình
Khu vệ sinh CBT Bản Bước huyện Mai Châu, Hòa Bình
Khu vệ sinh CBT Bản Bước, huyện Mai Châu, Hòa Bình  - Ảnh Dương Minh Bình
Cảnh quan trên đường trekking trên đường  từ CBT Hang Kia về CBT Bản Bước, huyện Mai Châu, Hòa Bình
Cảnh quan trên đường trekking trên đường từ CBT Hang Kia về CBT Bản Bước, huyện Mai Châu, Hòa Bình  - Ảnh Dương Minh Bình
Chèo bè xuôi dòng suối Xia CBT Mai Hịch, huyện Mai Châu, Hòa Bình
Chèo bè xuôi dòng suối Xia CBT Mai Hịch, huyện Mai Châu, Hòa Bình  - Ảnh Dương Minh Bình
Khu vực ăn uống dưới gầm nhà sàn  
CBT Hua Tat, huyện Vân Hồ, Sơn La
Khu vực ăn uống dưới gầm nhà sàn CBT Hua Tạt, huyện Vân Hồ, Sơn La  - Ảnh Dương Minh Bình
Khu vệ sinh CBT Hua Tạt  huyện Vân Hồ, Sơn La.
Khu vệ sinh CBT Hua Tạt, huyện Vân Hồ, Sơn La  - Ảnh Dương Minh Bình

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên