27/08/2022 15:09 GMT+7

Các tỉnh miền núi phía Bắc muốn xây nhiều sân bay để thu hút đầu tư, tăng xuất khẩu

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Thúc đẩy phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với trọng tâm là thúc đẩy kinh tế gắn với hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư nhằm củng cố vai trò "phên giậu" và "lá phổi" của vùng với đất nước.

Các tỉnh miền núi phía Bắc muốn xây nhiều sân bay để thu hút đầu tư, tăng xuất khẩu - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Ảnh: VGP

Ngày 27-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xúc tiến đầu tư vào vùng với chủ đề "Tiềm năng - Cơ hội - Hợp tác phát triển".

Đây là hội nghị "3 trong 1" nhằm triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 11 của Bộ Chính trị; xúc tiến đầu tư cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như lễ trao thỏa thuận hợp tác và các biên bản ghi nhớ với các nhà tài trợ; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, nghị quyết số 11 đã xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có ý nghĩa hết sức to lớn trong phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố vai trò "phên giậu" và "lá phổi" của vùng với đất nước.

Các tỉnh miền núi phía Bắc muốn xây nhiều sân bay để thu hút đầu tư, tăng xuất khẩu - Ảnh 2.

Đầu tư phát triển hạ tầng là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc - Ảnh: VGP

Còn theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong vùng đang nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tạo bước tiến rõ rệt về xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển đường bộ gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng, khai thác các sân bay như Sa Pa (Lào Cai), Điện Biên, Nà Sản (Sơn La) sẽ tạo đột phá rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, thậm chí kể cả các nhà đầu tư lớn như Samsung, khi phần lớn các sản phẩm của họ được vận chuyển đi khắp thế giới bằng đường hàng không.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là vùng có tiềm năng lớn, khi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN; giàu tài nguyên, khoáng sản, có thế mạnh phát triển công nghiệp và chế biến khoáng sản; nông nghiệp, nhiều tiềm năng du lịch, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Tuy nhiên, cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, có nơi, có lúc còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại trung ương, tính tự lực, tự cường chưa cao; cả vùng và các địa phương trong vùng phải có sự tự tin đi lên, tự lực, tự cường phát triển.

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, nắm vững và triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Khởi công dự án mở rộng sân bay Điện Biên Khởi công dự án mở rộng sân bay Điện Biên

TTO - Sáng 22-1, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã phát lệnh khởi công dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên nhằm nâng công suất khai thác của sân bay này khi khai thác máy bay loại lớn hơn.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên