13/06/2020 12:42 GMT+7

Cần những nỗ lực dài hơi để thanh toán không tiền mặt phát triển

N.BÌNH ghi
N.BÌNH ghi

TTO - Trong thời điểm COVID-19, TP.HCM cùng cả nước thực hiện tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, hình thức mua sắm từ nhà, mua sắm online hay mua sắm qua điện thoại tăng vọt.

Cần những nỗ lực dài hơi để thanh toán không tiền mặt phát triển - Ảnh 1.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh tham quan gian hàng của Saigon Co.op và ví MoMo hợp tác bán vải thiều trong chương trình Ủng hộ nông sản Việt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Anh Đức - tổng giám đốc Saigon Co.op - cho biết như trên. Ông Đức cho biết thêm: "Chúng tôi cung cấp khách hàng nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Có thể nói tất cả các phương tiện thanh toán, cách thức thanh toán fintech nào cũng đã được triển khai tại hệ thống, từ ví điện tử, QR code đến thẻ. Với những khách hàng chọn phương án giao hàng thanh toán tiền, đội ngũ giao hàng tận nhà cũng cầm theo mPOS, cho phép cà thẻ dù bất cứ nơi đâu".

“Thành công của chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” từ sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ, ví MoMo và Saigon Co.op đã tạo ra những hiệu ứng tích cực và mở đường cho những nông sản khác có thể lên sàn thương mại điện tử, thanh toán không tiền mặt thời gian tới.

Ông Nguyễn Anh Đức (tổng giám đốc Saigon Co.op)

Trong năm 2020 cùng với đối tác, Saigon Co.op triển khai hàng loạt dịch vụ, ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ như: thẻ quà tặng (voucher), thẻ trả trước (prepaid card), xây dựng các giải pháp về gian hàng điện tử mà vải thiều được xem là bước khởi đầu cho cách thức bán hàng mới mẻ này.

Tính đến cuối ngày 12-6, hơn 24,5 tấn vải thiều đã được tiêu thụ tại TP.HCM. Thành công của chương trình "Ủng hộ nông sản Việt" từ sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ, ví MoMo và Saigon Co.op đã tạo ra những hiệu ứng tích cực và mở đường cho những nông sản khác có thể lên sàn thương mại điện tử, thanh toán không tiền mặt thời gian tới. Trước đó, chẳng ai nghĩ sẽ có những hợp tác như vậy, nhưng nó cho thấy cách thức bán hàng không có biên giới, địa lý.

Những bước triển khai này góp phần quan trọng trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, giúp các giao dịch thường nhật của hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam được nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, cũng như thiết thực giảm tải việc kiểm đếm, bảo quản và vận chuyển tiền mặt.

Thế nhưng, thị trường thanh toán không tiền mặt vẫn đang gặp những nút thắt trong hạ tầng thanh toán, sự thiếu đồng bộ dẫn đến có quá nhiều thiết bị tại một điểm thanh toán, trong khi nếu tích hợp được thì sẽ tiết kiệm được một chi phí rất lớn. 

Ngoài ra, việc các hệ thống thanh toán không tiền mặt rời rạc như hiện nay cũng làm cho nhà bán lẻ cảm thấy ngần ngại trong phát triển thêm các nhà cung ứng dịch vụ thanh toán, giảm tốc độ phát triển thanh toán không tiền mặt.

Chi phí cũng là rào cản khiến khách không ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán tại hệ thống bán lẻ. Nếu như trong dịch vụ công một số chi phí thanh toán được hỗ trợ thì hiện nay tiêu dùng, chi trả các mặt hàng thiết yếu vẫn chưa được hỗ trợ tương xứng. Cần có chính sách hỗ trợ phí ban đầu cho các điểm bán lẻ để khuyến khích triển khai mạnh mẽ hơn nữa.

Các ý tưởng, chiến dịch khuyến khích người dùng quen với thanh toán không tiền mặt, theo tôi, không nên diễn ra từng thời điểm ngắn mà cần có những chiến dịch dài hơn. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến một ngày không xa thanh toán qua ví điện tử của Việt Nam không chỉ trong quốc gia mà có thể đi sang các nước khác vẫn sử dụng được.

Thanh toán không tiền mặt: Đã tiện phải thêm lợi Thanh toán không tiền mặt: Đã tiện phải thêm lợi

TTO - Nếu được hưởng nhiều lợi ích như không bị thu phí cao, được nhận nhiều khuyến mãi khi mua hàng..., nhiều người tiêu dùng chắc chắn sẽ thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt để chuyển sang thanh toán không tiền mặt.

Cần những nỗ lực dài hơi để thanh toán không tiền mặt phát triển - Ảnh 4.
N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên