Video: Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trước những áp lực lớn

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 2.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 3.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 4.

Số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy tính đến ngày 30-6-2019, nhập khẩu ôtô đạt 75.438 chiếc trị giá 1,68 tỉ USD, tăng 513% về số lượng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số đó, ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 54.927 chiếc, tăng 652% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến nhập siêu ngành ôtô năm nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỉ USD.

Bộ Công thương cũng nhìn nhận các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu khi thuế nhập khẩu từ ASEAN đã về 0%, và 7-10 năm nữa là từ các từ các thị trường khác mà Việt Nam có FTA.

Dù đã lường trước tác động xe nhập khẩu đổ bộ vào Việt Nam, ông Lê Ngọc Đức - tổng giám đốc Công ty Hyundai - Thành Công - vẫn tỏ ra quan ngại.

"Mới qua 8 tháng đầu năm, doanh nghiệp vẫn cầm cự được, duy trì đều sản lượng cho các dòng xe, nhưng nếu kéo dài thì sức khỏe của doanh nghiệp sẽ yếu, nên cần Chính phủ, các bộ ngành có biện pháp đồng bộ hơn nữa thì mới tồn tại được" - ông Đức nói và bày tỏ nỗi sốt ruột khi nhiều lần kiến nghị về chính sách thuế "sống còn" cho ngành ôtô song vẫn chưa thấy hiệu quả.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 5.

Ông Trần Bá Dương - chủ tịch HĐQT Công ty CP ôtô Trường Hải (Thaco) - cho rằng cần nhanh chóng thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô.

"Vừa rồi Bộ Công thương có đề xuất không tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm sản xuất trong nước, đây là chính sách rất tốt" - ông Trần Bá Dương nói và cho rằng nếu thực thi chính sách này, ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài hiện đã chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc cũng sẽ quay lại sản xuất láp rắp tại Việt Nam. "Và khi họ lắp ráp, chúng ta mới phát triển được công nghiệp hỗ trợ".

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 6.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 7.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 8.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 9.

Năm 2020, Thái Lan sẽ sản xuất trên 3,5 triệu xe, nằm trong nhóm dẫn đầu trên thị trường sản xuất ôtô thế giới.

Tỉnh Chon Buri của Thái Lan được mệnh danh là "Detroit của châu Á" với sự hiện diện của các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota, Ford, GM, Honda, Nissan, Isuzu... với khoảng 1.000 nhà máy chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô.

Ông Songkiat Chinthanet, giám đốc nhà máy Pongara Condan Polymer ở Ban Bueng, tỉnh Chon Buri, cho biết nhà máy của ông sản xuất nhựa, tấm chắn bùn, gioăng, cánh lướt gió, hộp đựng hành lý... cho gần 30 hãng xe lớn như GM Motor, Toyota, Honda, Suzuki... mỗi tháng cung cấp ra thị trường hơn 2 triệu sản phẩm.

"Là nhà sản xuất phụ tùng gốc, nhà máy chủ yếu sản xuất theo đơn hàng của các doanh nghiệp, chỉ khoảng 20% sản lượng dùng để xuất khẩu, trong đó có cung cấp cho cả thị trường Việt Nam", ông Songkiat Chinthanet nói.

Tới một nhà máy sản xuất kính, ông John Fuller, giám đốc nhà máy Guardian (Khu công nghiệp tỉnh Rayong), cho biết hơn 50% sản lượng kính sản xuất ở nhà máy được phục vụ ngành công nghiệp xe hơi. Theo ông John Fuller, Thái Lan có một thị trường sản xuất xe hơi sẵn có, đó là điều kiện để Guardian quyết định đặt nhà máy tại đây.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 10.

"Việc sản xuất tại Thái Lan quá tốt để công ty nghĩ đến xây dựng hay mở thêm nhà máy sản xuất ở quốc gia khác trong khu vực ASEAN", ông John Fuller, giám đốc nhà máy Guardian ở Thái Lan, nói.

Cụ thể, các hãng dời sản xuất về Thái Lan sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 8 năm. Tại thủ phủ sản xuất xe hơi Rayong, thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm đến 50%.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 11.

Ông Banja Junhasavasdikul, Chủ tịch điều hành Innovation Group, chuyên cung cấp các sản phẩm linh kiện cao su và polymer cho ngành công nghiệp xe hơi, cho biết trong ngành công nghiệp này, công cụ thuế được chính phủ sử dụng triệt để. Thái Lan nâng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, Cục Phát triển công nghiệp liên tục tạo áp lực một cách hiệu quả để các hãng xe trong nước phải nâng tỉ lệ sản xuất nội địa hóa. Ưu đãi sẽ theo thực tế, tỉ lệ nội địa hóa càng cao thì ưu đãi càng nhiều.

"Nếu chúng tôi chứng minh được giá trị công nghệ cao gia tăng, tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm thì sẽ được tăng ưu đãi. Cứ 8 năm, các đánh giá này sẽ được thực hiện và đó là nền tảng để chúng tôi phát triển hiện nay, đủ sức không cần đến những ưu đãi nào nữa", ông Banja Junhasavasdikul chia sẻ.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 12.

Từ năm 2002, Viện Ôtô Thái đã thông báo kế hoạch 6 năm để biến quốc gia này thành "Detroit của châu Á". Từ năm 2000 đến 2017, sản xuất xe hơi của Thái tăng trưởng 383%, theo CNN.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 13.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 14.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 15.
Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 16.

Năm 1995, khi Toyota đầu tư vào Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hoàng - mở một xưởng nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, linh phụ kiện để tìm cơ hội thâm nhập chuỗi cung ứng của hãng xe Nhật Bản này.

Đến Toyota ở Vĩnh Phúc chào hàng, được các kỹ sư Nhật Bản hướng dẫn, phải mất 3 năm, sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu, trở thành nhà cung cấp. Mất thêm 5 năm nữa mới trở thành nhà cung ứng.

Năm 2004 ông Hoàng lập Công ty TNHH Tâm Hợp, mở rộng nhà máy sản xuất tại Hà Nội. Từ 4 sản phẩm linh kiện nhỏ được Toyota đặt hàng, đến nay Tâm Hợp nhận sản xuất khoảng 400 linh kiện đơn để lắp ráp cho các dòng xe Toyota và nhận cung ứng cho Thaco, cũng như mới đàm phán xong hợp đồng sản xuất hai bộ linh kiện cho Vinfast.

"Dù chúng tôi đã đạt yêu cầu là nhà cung ứng cho nhiều hãng xe, công ty đã thành lập được phòng kỹ thuật, nhưng công nghệ vẫn chưa đúng tầm. Nếu có vốn đầu tư mua thêm các dây chuyền tự động, máy dập, hàn, sản phẩm hoàn toàn có thể xuất khẩu được. Cũng vì vậy nhiều năm nay sản lượng của công ty không thay đổi, lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm nhập khẩu của Thái Lan, Malaysia" - ông Hoàng nói.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 17.

Năm 2007, công ty đầu tư vào Việt Nam và trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu cho các hãng xe như Toyota, Trường Hải, Honda, Nissan, Mitsubishi…

"Lượng đơn hàng chúng tôi nhận được bình quân là 30.000-35.000 vành/tháng thì rất khó, để cạnh tranh phải có đơn hàng ít nhất 100.000 sản phẩm/tháng. Với lượng đơn hàng thấp như vậy, nên giá thành sản xuất cho mỗi chiếc vành mà ENKEI đang làm, thường có giá cao hơn các nước trong khu vực từ 5-10%", ông Shirataki nói.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 18.

Theo TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đánh giá sản xuất công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên đa phần các linh phụ kiện đều phải nhập khẩu khiến cho chi phí sản xuất cao.

Theo bà Tuệ Anh, doanh nghiệp không những cần những chính sách hỗ trợ thiết thực thi tiếp cận vốn lãi suất thấp, mặt bằng, thuế, kết nối với chuỗi cung ứng, mà còn mong được tiếp cận các ưu đãi mà Nhà nước đưa ra.

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta - Ảnh 19.
Ngọc An - Như Bình - Công Trung                                            
Kiều Nhi
Bảo SuZu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0