Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Đài Loan 'khoan sức dân' làm thành phố thông minh
TTO - Phát triển xe buýt tự động, đèn đường tích hợp AI, dùng công nghệ thực tế ảo (VR) để tạo ra môi trường học ngoại ngữ không giới hạn... nằm một phần trong dự án "Thành phố thông minh Đài Loan". Đó là những ý tưởng đến từ cộng đồng.

Một số bài viết trong dự án Thành phố thông minh của Đài Loan, chẳng hạn "phát triển xe buýt tự động", "đèn đường Đài Loan tích hợp AI để thúc đẩy các ứng dụng sáng tạo và tiết kiệm năng lượng", "Đài Loan sử dụng thực tế tăng cường (AR)/thực tế ảo (VR) để tạo ra môi trường học ngoại ngữ không giới hạn" ... - Ảnh chụp màn hình trang web Smart City Taiwan
Hồi năm 2018, Cục Phát triển công nghiệp Đài Loan (IDB) bắt đầu thực hiện dự án "Smart City Taiwan" (Thành phố thông minh Đài Loan). Đến nay, dự án này đã đạt được nhiều kết quả.
Bên trong dự án này, sự hợp tác và tích hợp giữa "thành phố" và "thị trấn" sẽ tạo ra các cộng đồng đáng sống, thuận lợi cho kinh doanh và thúc đẩy đổi mới cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Các thành phố thông minh trong dự án này sẽ tích hợp công nghệ thông minh bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và các dịch vụ khác.
- Mục tiêu của dự án: Cho phép các công nghệ thông minh tạo ra các hệ sinh thái mới, sử dụng các lĩnh vực mới để đẩy nhanh kết quả thử nghiệm các giải pháp, và sử dụng các dịch vụ số để cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Chiến lược: Cơ chế hợp tác công-tư và người dân (PPPP) được thiết lập, trong đó chính quyền Đài Loan hỗ trợ các ngành công nghiệp cung cấp giải pháp cho các vấn đề địa phương, khuyến khích nhiều cuộc thử nghiệm để tìm ra các giải pháp.

Trẻ em tiểu học trải nghiệm học tập qua thiết bị thực tế ảo - Ảnh: SMART CITY TAIWAN
- Phương pháp:
(1) Xác định khoảng trống trong các ngành để tăng tốc chuyển đổi số: Sử dụng các chính sách để hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, ứng dụng đổi mới, và phát triển giải pháp phần cứng/phần mềm tích hợp.
(2) Nắm bắt các vấn đề của công chúng và tập trung vào nhu cầu của địa phương: Kết nối nhu cầu quản trị của chính quyền địa phương với việc xác minh thực nghiệm các lĩnh vực công và tư.
(3) Thúc đẩy xuất khẩu ra quốc tế các giải pháp thông qua trao đổi nội địa/bên ngoài và các cơ hội kết nối: Tích hợp các giải pháp nội địa và hợp tác với các đối tác bên ngoài Đài Loan để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Đậu xe thông minh tại Đài Loan - Video: Smart City Taiwan
- Kết quả thực hiện dự án "Thành phố thông minh Đài Loan":
Có 295 doanh nghiệp hàng đầu (trong đó có 70 công ty khởi nghiệp) đầu tư và phát triển 224 dịch vụ thông minh trên 22 huyện và thành phố ở Đài Loan.
Các ứng dụng thông minh được áp dụng trong 6 khía cạnh chính của đời sống người dân gồm: thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông, giáo dục và giải trí, và quản trị. Điều đó mang lại 3 thành tựu chính: chuyển đổi trong quản trị kỹ thuật số địa phương, trong các mô hình dịch vụ, trong cuộc sống của người dân.
Dự án "Thành phố thông minh Đài Loan" đã giành được 4 giải tại Giải thưởng thành phố thông minh IDC châu Á/Thái Bình Dương.
- Một số ví dụ:
(1) Hệ thống bán vé của 8 đơn vị vận hành xe buýt đã được tích hợp vào một nền tảng bán vé thông minh, sử dụng một ứng dụng cho phép truy cập 60% tuyến xe buýt liên thành phố.
(2) Các bãi đậu xe thông minh giúp tiết kiệm từ 5-8 phút mỗi trường hợp và 24 giờ hằng năm cho việc tìm kiếm không gian đậu xe.
(3) Việc giám sát ô nhiễm không khí bằng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cơ quan bảo vệ môi trường nhanh chóng xác định các nguồn ô nhiễm và cải thiện hiệu suất kiểm toán môi trường gấp 6 lần.

Đậu xe thông minh ở Đài Loan - Ảnh: PARKING GO
Tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và tránh được phiền phức khi đậu xe
Thống kê cho thấy người dân ở Đài Loan dành trung bình 7 phút để tìm chỗ đậu xe gần nhà, và đặc biệt gần 20% tài xế ở thành phố Đài Bắc dành 30 phút mỗi ngày cho việc này.
Việc tìm kiếm chỗ đậu xe tốn nhiều thời gian và nhiên liệu, và các tài xế có thể bị phạt vì đậu xe trái phép do thiếu chỗ đậu xe.
Do đó, Công ty FarEasTone Telecommunications (FET) của Đài Loan sử dụng máy dò địa từ và Internet vạn vật băng hẹp (NB-IoT) để tìm chỗ đậu xe ngoài trời.
Bằng cách đăng ký tài khoản LINE chính thức của "Parking Go", người lái xe có thể tìm kiếm các chỗ đậu xe còn trống trên lề đường và tìm chúng thông qua hướng dẫn. Điều này không chỉ giúp tránh những phiền phức khi tìm chỗ đậu xe mà còn tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
Theo thống kê, thời gian tìm chỗ đậu xe giảm ít nhất 20%, trung bình mỗi chuyến giảm từ 5-8 phút. Với việc tiết kiệm khoảng 8 phút mỗi ngày, mức tiêu thụ nhiên liệu hằng năm có thể giảm đi 170,4 lít xăng và giảm 372kg khí thải CO2. Theo kế hoạch, dịch vụ thanh toán di động sẽ được tích hợp vào "Parking Go" để thuận tiện cho người lái xe trong việc thanh toán phí đậu xe.

-
TTO - Ngày 20-5, tuyển Việt Nam đã giành vé vào chung kết bóng chuyền nam SEA Games 31 sau chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Thái Lan ở bán kết.
-
TTO - Một số phụ huynh ở TP.HCM lo lắng khi biết con tiêm vắc xin COVID-19 đã hết hạn. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, với vắc xin hết hạn trên nhãn nhưng được cập nhật hạn dùng sẽ không thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin.
-
TTO - Nếu chiến thắng ở trận chung kết SEA Games 31, tuyển nữ Việt Nam sẽ có lần thứ 2 lập hattrick HCV, điều chưa từng có trong lịch sử các kỳ đại hội.
-
TTO - Tính từ 16h ngày 19-5 đến 16h ngày 20-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.587 ca nhiễm mới trong nước (giảm 128 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.380 ca trong cộng đồng).
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến 20h45 ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 163 HCV, vượt chỉ tiêu 23 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận