25/07/2011 16:02 GMT+7

Đàm phán tăng lương thời "bão giá"

QUỲNH NHƯ (Theo Ehow)
QUỲNH NHƯ (Theo Ehow)

TTO - Giá cả các thứ, giá nhiên liệu… đang tăng từng ngày trong khi tiền lương của bạn vẫn như cũ. Có khi cần phải đàm phán tăng lương.

wQp3d9F8.jpgPhóng to

Hãy đưa chi phí đi lại từ nhà đến nơi làm việc vào việc đàm phán tăng lương của bạn - Ảnh minh họa: từ Internet

Giải pháp cho những bạn đang ứng tuyển vào một công việc mới hoặc muốn được tăng mức lương hiện tại là hãy đưa chi phí đi lại của mình vào việc đàm phán.

Nếu tiếp cận vấn đề tăng lương một cách đúng đắn, bạn sẽ có thể thỏa thuận mức lương cao hơn mức hiện tại của mình dựa trên việc đề cập các chi phí đi lại hằng ngày.

1. Nên bắt đầu việc đàm phán tăng lương với một thái độ tích cực, chân thành.

Những yêu cầu của bạn sẽ được đáp ứng hay không là do nhà tuyển dụng hoặc người quản lý nhân sự. Vậy nên bạn hãy tạo cảm giác giống như bạn và họ đang làm việc cùng nhau để đạt được thỏa thuận tốt nhất.

2. Hãy chờ và để nhà tuyển dụng hoặc quản lý nhân sự đưa ra mức lương của họ trước.

3. Hãy lặp lại số lương mà nhà tuyển dụng/quản lý nhân sự vừa nói và dừng lại, suy nghĩ, ậm ừ… một lúc.

Điều này sẽ gợi cho nhà tuyển dụng/quản lý nhân sự ấn tượng rằng bạn không hài lòng với con số họ vừa đưa ra. Chờ cho nhà tuyển dụng hồi đáp. Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một con số cao hơn.

4. Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí của mình, bạn hãy đề cập chủ đề chi phí đi lại, giá cả, giá nhiên liệu đã tăng rất cao.

Hãy đưa ra những lý do thật thuyết phục tại sao vật giá “leo thang” thì nhà tuyển dụng/quản lý nhân sự phải tăng lương cho bạn.

Hãy trình bày nếu giá cả cứ tăng với tốc độ “chóng mặt” như hiện tại, các chi phí, giá nhiên liệu tăng cao, thì tiền lương mà bạn làm ra sẽ bị hao hụt đi rất nhiều. Nhấn mạnh rằng: “Tôi chắc chắn anh/chị cũng hiểu vấn đề này mà!”, đây là câu làm cho nhà tuyển dụng “nhớ lại” những gì họ cũng đang trải qua giống bạn.

5. Hãy trình bày trung thực và đưa ra con số thật cụ thể rằng bạn phải chi trả bao nhiêu cho chi phí đi lại và các chi phí khác khi bạn đi từ nhà đến nơi làm việc.

Đưa ra số tiền cụ thể mà bạn phải chi ra hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng cho những chi phí trên (nhớ làm tròn số). Khi bạn đưa ra số tiền mình chi tiêu cho việc đi làm trong một tháng, vì đây là một số tiền lớn, vậy nên con số này sẽ giúp bạn nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng/quản lý nhân sự.

6. Hãy kết thúc việc đàm phán với ý:“Như anh chị có thể thấy, khi anh/chị xem xét đến những chi phí, giá cả mà tôi đã trình bày thì mức lương của anh/chị đưa ra (hoặc mức lương hiện tại) sẽ không còn phù hợp nữa”.

Cuối cùng hãy để bước quyết định tiếp theo cho nhà tuyển dụng/quản lý nhân sự của bạn.

QUỲNH NHƯ (Theo Ehow)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên