04/09/2019 20:45 GMT+7

Doanh thu quốc tế của Vietjet 6.865 tỉ đồng, tăng 51%

Q.AN
Q.AN

Tổng doanh thu quốc tế của Vietjet là 10.944 tỉ đồng, chiếm 54% trong tổng doanh thu vận tải hàng không. Điều này cho thấy hoạt động ở các tuyến quốc tế của hãng này là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.

Doanh thu quốc tế của Vietjet 6.865 tỉ đồng, tăng 51% - Ảnh 1.

Gia tăng khách quốc tế, doanh thu mảng phụ trợ của Vietjet tăng đạt 5.429 tỉ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh: M.A

Công ty CP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét; theo đó, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty mẹ đạt 20.181 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.553 tỉ đồng, tương ứng tăng 22% và 15% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt 18.984 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, doanh thu quốc tế đạt 6.865 tỉ đồng, tăng 51% và doanh thu phụ trợ vận chuyển hàng không (ancillary) đạt 5.429 tỉ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ sự gia tăng vận chuyển hành khách các tuyến quốc tế và đạt tỉ trọng 27% trong tổng doanh thu vận tải hàng không.

Tổng doanh thu quốc tế (tính theo quốc gia ở điểm đến) là 10.944 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 54% trong tổng doanh thu vận tải hàng không. Điều này cho thấy hoạt động ở các tuyến quốc tế là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Theo báo cáo soát xét của Vietjet, lượng khách các tuyến quốc tế đạt được mức tăng trưởng 35%. Sáu tháng đầu năm, Vietjet đã phát triển thêm 9 tuyến bay quốc tế đi Nhật Bản, Hồng Kông, Indonesia, Trung Quốc vả mở rộng được 3 tuyến trong nước.

Doanh thu quốc tế của Vietjet 6.865 tỉ đồng, tăng 51% - Ảnh 2.

Vietjet dẫn đầu thị phần nội địa, hướng đẩy mạnh mạng bay quốc tế trong thời gian tới - Ảnh: M.A

Mạng đường bay quốc tế lên tới 120 đường, phủ khắp các điểm đến Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc...

Máy bay Vietjet cũng khai thác tại khu vực các sân bay Dubai, Doha. Thị trường quốc tế vẫn còn có dư địa lớn để phát triển, biên lợi nhuận tốt nhờ tăng trưởng doanh thu phụ trợ cũng như hưởng lợi thế giá nhiên liệu thấp, đồng thời gia tăng nguồn thu ngoại tệ.

Vietjet thực hiện 68.821 chuyến bay, phục vụ chuyên chở cho 13,5 triệu lượt khách hàng trên toàn mạng bay trong 6 tháng đầu năm.

Theo số liệu thống kê ngành hàng không, Vietjet tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị phần nội địa, chiếm 44,0%, kế tiếp Vietnam Airlines chiếm 35,9%, Jetstar Pacific chiếm 13,9%, Bamboo Airway chiếm 4,2% và VASCO chiếm 2,0% (nguồn: CAA Vietnam).

Kết quả các chỉ số tài chính hợp nhất, tổng tài sản đạt 43.005 tỉ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số thanh khoản hiện hành ở mức tốt 1,41 lần. 

Chỉ số nợ vay/ vốn chủ sở hữu đạt 0,51 lần, so với chỉ số cùng kỳ năm trước là 0,64 lần, trong đó vốn chủ sở hữu là 15.529 tỉ đồng, tăng trưởng vượt trên 30% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số doanh thu và chi phí trên mỗi đơn vị ghế ASK tiếp tục duy trì ở mức tốt, với CASK 3,88 cents, CASK ex-fuel là 2,27 cents, chủ yếu từ giảm chi phí xăng dầu (giảm 4%) và tiết kiệm chi phí trong khai thác, quản lý điều hành (giảm 2%).

Tình hình thị trường chứng khoán, cổ phiếu Vietjet (VJC) vừa được Sở GDCK TP.HCM đưa vào rổ chỉ số phát triển bền vững VNSI kỳ 5-8-2019 đến 31-7-2020; gồm có top 20 cổ phiếu của công ty niêm yết trên HOSE có điểm phát triển bền vững tốt nhất. 

VNSI là một trong những thước đo cho thị trường, cung cấp danh sách các công ty có chất lượng tốt, giúp các nhà đầu tư tham chiếu tính chất “xanh” cho danh mục đầu tư của mình. Theo Airfinance Journal ,Vietjet đang là công ty xếp hạng thứ 22 trong top 50 các hãng hàng không có chỉ số sức khỏe hoạt động và tài chính tốt nhất thế giới trong số 162 hãng hàng không bao gồm tất cả các hãng hàng không tên tuổi.

Không chỉ đẩy mạnh mạng bay nội địa và quốc tế, Vietjet còn hướng đến phủ sóng lĩnh vực giao nhận hàng hóa "siêu hỏa tốc".

Cuộc "bắt tay" hồi tháng 8, Vietjet với Swift247 và Grab cung cấp dịch vụ giao hàng siêu hỏa tốc, thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận hàng hóa GrabExpress của Grab và máy bay Vietjet được kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiếm thị phần trong lĩnh vực này nhanh chóng. 

Tại Việt Nam, ngành hàng không đang trong quá trình phát triển và dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), năm 2019 dự báo sản lượng hành khách qua các hảng hàng không sẽ đạt 112 triệu, tăng hơn 8 triệu lượt khách. 

Vietjet hiện đang dẫn đầu thị phần nội địa và phát triển mạnh mạng bay quốc tế và đang có ưu thế lớn về mạng đường bay rộng khắp, đa dạng, đội máy bay mới hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, tuổi bình quân đội máy bay mới nhất thế giới 2,82 năm, giá vé rẻ đáp ứng nhu cầu đi lại của đa số người dân và khách quốc tế thăm người thân, du lịch, học tập và giao thương.

Vietjet Vietjet 'bắt tay' Grab, Swift247 giao hàng 'siêu hỏa tốc'

Khách hàng có thể gửi hàng hóa từ TP.HCM - Hà Nội thông qua dịch vụ giao nhận hàng GrabExpress của Grab được vận chuyển bởi hãng bay Vietjet chỉ trong 5 giờ. Đặc biệt, dịch vụ này không gói gọn ở thị trường VN mà còn cả thị trường Đông Nam Á.

Q.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên