Chủ nhật, ngày 11 tháng 4 năm 2021
Giải pháp hỏa táng 'xanh'
Hiện nay, hình thức hỏa táng để đưa người đã khuất vào cõi vĩnh hằng được xem là giải pháp có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm quỹ đất mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.

Ông Trần Đình Giao - đứng giữa, trong buổi lễ trao chứng nhận tại Techfest 2020
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong hỏa táng đang vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tại Việt Nam, hệ thống xử lý khói bụi, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm năng lượng của lò hỏa thiêu đang áp dụng tại tỉnh Nam Định của ông Trần Đình Giao, Chủ tịch HĐQT Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng sáng chế giải pháp hữu ích.
Công trình này cũng đạt huy chương vàng Cuộc thi sáng chế và sáng tạo quốc tế dành cho các sáng tạo mang tính xã hội do Euro Business Haller tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Phát triển kinh tế Ba Lan và Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới.
Ông Giao cho biết qua nhiều năm nghiên cứu và tham quan trực tiếp các lò thiêu trên thế giới và khắp Việt Nam, ông thấy điểm mấu chốt là tất cả ống khói xả thẳng lên trời.
Chính vì vậy, năm 2012, khi bắt đầu nhận dự án xây dựng lò hỏa thiêu tại Nam Định, ông Giao đã cải biên hệ thống lò thiêu bằng cách bẻ gập ống khói xuống lòng đất và tạo ra mương tuần hoàn.
Qua quan sát các lò thông thường, ông thấy lượng khí thải ra rất lớn, lượng gió thổi ra tương đương cấp 9 trong khi hơi nóng tỏa ra là 500 độ C. Ông phát hiện sức nóng này có thể làm sôi nước. Gió thổi cấp 9 nếu thành dòng được thì có thể đẩy nước chảy tuần hoàn thay vì thoát ra môi trường.
"Tôi lợi dụng sức gió cấp 9 này đẩy nước thành dòng nhiệt độ là 500 độ C ra trước cửa ống khói. Theo đó, nhiệt làm nước sôi lên và nước bốc hơi dập bụi, mùi xuống. Cứ như vậy khí thải không xả ra môi trường nữa", ông Giao kể về sáng kiến của mình.
Sau nhiều lần thí nghiệm, ông Giao đã nghiên cứu thành công hệ thống đưa khói bụi từ lò thiêu thông qua ống dẫn không ra môi trường và hệ thống dập bụi khói bằng mương tuần hoàn bên ngoài lò.

Công viên nghĩa trang Thanh Bình tại tỉnh Nam Định
Trong 2 năm đầu, Công ty Hoàng Long đưa vào thử nghiệm 2 lò đầu tiên. Ông Giao chia sẻ trong quá trình hoạt động, các chi tiết chưa tối ưu mới được hoàn thiện dần. Đến năm 2017, công ty có 7 lò hoàn thiện và chạy ổn định tại tỉnh Nam Định.
Sáng chế của ông Giao còn tiết kiệm thời gian thiêu chỉ còn 1/3 thời gian so với các lò thiêu thông thường (giảm còn 45 - 75 phút/lượt thiêu).
"Trong thời gian tới, tôi mong muốn chuyển giao công nghệ này cho các tỉnh nghèo, các tỉnh miền Trung hay bị lũ lụt và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Vì mùa nước ngập không có chỗ an táng, người dân sẽ đưa thân nhân của mình vào thiêu. Như vậy vừa tiện lợi văn minh lại đảm bảo về mặt môi trường", ông Giao chia sẻ.
-
TTO - Trần Đình Núi đi xin làm căn cước công dân đã nhận điều bất ngờ khi được các chiến sĩ Công an Hà Tĩnh chủ động tổ chức sinh nhật khi em tròn 14 tuổi.
-
TTO - Mấy ngày nay dư luận xôn xao chuyện chính quyền tỉnh An Giang đưa ra đấu giá 2 mỏ cát sông Tiền, sông Hậu có được giá "khủng" nhất từ trước đến nay: đấu thầu ban đầu chỉ 7,2 tỉ đồng nhưng được doanh nghiệp bỏ giá lên đến 2.811 tỉ đồng!
-
TTO - Số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày bất ngờ tăng vọt lên 3 con số ở cả Campuchia lẫn Thái Lan khiến dư luận sửng sốt đặt câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại đây?
-
TTO - Các thanh thiếu niên này ở Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp... quen nhau trên mạng xã hội và rủ đua xe. Khi bị CSGT dí bắt, họ đã ủi xe vô các vườn cây ăn trái, lao thẳng xe xuống kênh bỏ trốn.
-
TTO - Học phi công quân sự có được sang làm phi công thương mại? Muốn làm sĩ quan chỉ huy thì học trường nào để có cơ hội thăng tiến? Đại tá Vũ Xuân Tiến - trưởng ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng - tư vấn.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận