Bậc thầy, nhà nhân đạo… Đó là cách mọi người thể hiện sự kính phục với giáo sư người Pháp Alain Carpentier - "cha đẻ" của những chiếc van tim sinh học, quả tim nhân tạo Carmat và là người đồng sáng lập Viện Tim TP.HCM.

Ở tuổi 85, giờ ông phải nhờ sự trợ giúp của chiếc gậy để đi lại. Nhưng khi được mời đứng nói chuyện trước hàng ngàn sinh viên y khoa, ông như một con người khác: trẻ trung và đầy năng lượng như cách đây 46 năm, ngày ông cho ra đời chiếc van tim sinh học đầu tiên.

Giáo sư ALAIN CARPENTIER dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thú vị.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 1.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 2.

- Ý tưởng chế tạo van tim sinh học bắt nguồn từ quan sát của bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng người Anh Alfred Gunning. Ông ấy thấy rằng nếu sử dụng van tim của người chết thay thế cho van tim bị hỏng của người sống thì chiếc van vẫn hoạt động rất tốt, không có biến chứng nào xảy ra. 

Kỹ thuật thay van này lúc bấy giờ là một bước tiến bộ tuyệt vời.

Tuy vậy, theo thời gian tôi thấy một trở ngại lớn là không có đủ số lượng van để thay. Việc cho ra đời van tim sinh học nhằm giải quyết vấn đề thiếu van thay từ người sang người và quan trọng vẫn giữ được sự tương thích với cơ thể của con người. 

Lợi điểm lớn nhất của van tim sinh học chính là không tạo huyết khối, bệnh nhân không phải uống thuốc kháng đông, điều mà các loại van tim trước đó không thể làm được

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 3.

GS Alain Carpentier – “cha đẻ” của những chiếc van tim sinh học, quả tim nhân tạo Carmat và đồng sáng lập Viện Tim TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 4.

- Đúng vậy. Tôi chứng kiến nhiều người bệnh suy tim giai đoạn cuối chỉ còn biết nằm chờ chết. Tôi tự hỏi, nếu người bệnh có được một quả tim nhân tạo thay thế thì đó là nguồn hi vọng sống cuối cùng của họ.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 5.

Rõ ràng việc tạo ra một quả tim nhân tạo phức tạp hơn rất nhiều so với chế ra một chiếc van tim. Khó khăn lớn nhất là làm cách nào tạo ra một quả tim gần nhất với quả tim của con người, khi đặt vào trong lồng ngực người bệnh không cảm thấy bất thường, không tạo ra các cục máu đông có thể gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.

Để thực hiện ý tưởng này, tôi đề nghị người bạn Jean - Luc Lagardère (lúc bấy giờ là ông chủ Matra, công ty mẹ của hãng máy bay Airbus) hợp tác nhưng ông ấy lắc đầu từ chối. 

Ông ấy nói không muốn tham gia vì nó quá phức tạp, hơn cả sản xuất ra một chiếc máy bay. Tôi vẫn không bỏ cuộc, khi đối đầu với những cái không tôi càng cố gắng để biến thành cái có.

Mỗi lần gặp ông ấy tôi lại yêu cầu, yêu cầu và yêu cầu. Đến một ngày ông ấy đồng ý. Đó là năm 1993. Chỉ hai năm sau, quả tim nhân tạo đầu tiên ra đời và như bạn biết đấy phải mất thêm 18 năm để quả tim hoàn thiện ghép thử nghiệm trên cơ thể người.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 6.

- Quả tim nhân tạo đầu tiên được ghép thử nghiệm cho bệnh nhân nam bị suy tim giai đoạn cuối, giúp kéo dài sự sống được 76 ngày. 

Sau thử nghiệm cho 4 bệnh nhân, hiện chúng tôi đang tiếp tục đợt thử nghiệm rất quan trọng trên 14 người, trong đó 11 người đã được ghép. Các tín hiệu đều cho thấy quả tim hoạt động rất tốt.

Hiện nay, thử nghiệm giúp kéo dài sự sống cho người suy tim là một năm rưỡi và trong tương lai hoàn toàn có thể đạt mốc 5 năm hoặc cao hơn. 

Đó sẽ là một cuộc sống thực sự, người suy tim có thể đi lại sinh hoạt, làm việc như một người bình thường.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 7.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 8.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 9.

- Nhiệm vụ của tôi là cho ra đời quả tim nhân tạo nhưng điều tôi mong muốn là con người làm sao để tránh phải dùng đến quả tim nhân tạo ấy. Khi phải thay tim nhân tạo, tức là quả tim thật hết khả năng có thể phục hồi. Đó là một sự thất bại. 

Bởi vậy trong tương lai, ngay cả khi quả tim nhân tạo trở nên phổ biến thì vẫn phải ưu tiên công tác dự phòng và cố gắng chữa trị tối đa cho tim thật.

Tôi khuyến khích việc con người, đặc biệt giới trẻ phải ý thức, có các biện pháp dự phòng bảo tồn tốt nhất cho quả tim của mình hơn là để bị suy tim. Làm được điều đó, quả tim nhân tạo của tôi sẽ… thất bại. (cười lớn..)

Giáo sư Alain Carpentier trao đổi với Tuổi Trẻ - Video: DUYÊN PHAN

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 11.

- Đúng như thế. Cuộc sống bao hàm rất nhiều vấn đề nhưng theo tôi yếu tố quan trọng nhất là chất lượng cuộc sống, phải sống làm sao cho vui, khỏe.

Có một thời điểm tôi bị phản đối bởi lý do tại sao tạo ra được những chiếc van tim sinh học tốt như vậy lại còn đi sửa van tim. Nhưng tôi thấy rằng có một số trường hợp thay van tim chưa hẳn là biện pháp tối ưu, van tim chỉ nên thay khi không còn sửa được. 

Nếu có thể thì nên sửa để người bệnh được dùng đúng van tim của họ là tốt nhất, chính điều này ảnh hưởng trực tiếp kết quả, chất lượng điều trị của họ sau đó.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 12.

Như vậy tất cả đều hướng đến cho người bệnh có một cuộc sống tốt hơn, đáng để sống hơn.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 13.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 14.

Bao giờ đột phá trong khoa học công nghệ cũng rất đắt tiền nhưng nếu không có đột phá ấy còn tốn kém hơn. Bằng chứng một người bị suy tim giai đoạn tiến triển kéo theo chân họ bị phù nề, bụng cương cứng, suy hô hấp nặng. 

Họ mất khả năng lao động, phải dùng thuốc liên tục và có nguy cơ phải nhập viện nhiều lần. Các chi phí này chắc chắn đắt hơn so với việc thay thế tim nhân tạo.

Hiện tôi đang nghiên cứu để tạo ra nhiều kích cỡ quả tim khác nhau có thể sử dụng cho cả nam, nữ và trên nhiều chủng tộc khác nhau. Việt Nam cần chờ thêm một thời gian khoảng 3-4 năm, lúc đó người suy tim chắc chắn có cơ hội được ghép tim kéo dài sự sống.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 15.

Cố GS, Viện sĩ Dương Quang Trung (thứ 3 ngoài vào, bên trái) thảo luận với GS Alain Carpentier cùng 1 số chuyên gia về định hướng phát triển Viện Tim tháng 3-2013.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 16.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 17.

- Tôi từ chối lời mời của giáo sư Dương Quang Trung hai lần vì thấy quá viễn tưởng bởi lúc bấy giờ người Việt có quá nhiều khó khăn phải đối diện, nhiều loại dịch bệnh cần ưu tiên xử lý hơn. Phải đến lần thứ ba tôi mới nhận lời sang Việt Nam… tham quan.

Nhưng rồi khi đi trên các con đường ở TP.HCM hay Hà Nội, tôi vẫn thường thấy những cái tên quá đỗi quen thuộc như Albert Calmette, Alexandre Yersin, Louis  Pasteur…

Chính điều đó thôi thúc tôi cần phải tham gia vào nền y học của Việt Nam như những người đi trước từng làm. 

Tôi thấy mình có trách nhiệm "chữa lành" vết thương lịch sử, góp sức vào "cái vòng tròn" của các bậc tiền bối y khoa để nối dài câu chuyện nhân văn này.

Từ đáy lòng mình, tôi muốn ngỏ lời tưởng nhớ, biết ơn đến cố giáo sư Dương Quang Trung, người đã cất công và không bao giờ bỏ cuộc mời tôi qua đây.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 18.

- Ở Việt Nam có căn bệnh thấp khớp cấp (còn gọi thấp tim, sốt thấp khớp) phát sinh lúc con người đang ở độ tuổi còn trẻ gây sưng, đau khớp. Bệnh này không chỉ làm tổn thương các khớp, lâu dài van tim cũng bị tổn thương gây suy tim .

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vẫn gia tăng như tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, ngọt, béo quá độ, ít vận động… dẫn đến bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 19.

- Khoa học ngày càng phát triển nhưng đừng quên điều cơ bản là phải phòng bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia như Việt Nam bởi phòng bệnh ít tốn kém, hiệu quả lâu dài. Bản thân giới trẻ cần tự thay đổi nhận thức trước các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, trước khi muốn giúp người khác.

Với tôi khi chứng kiến một bạn trẻ móc trong túi quần ra một gói thuốc châm lửa hút phì phèo đó là một tội ác. Không hút thuốc lá, giảm bớt rượu bia có một cuộc sống lành mạnh chắc chắn xã hội sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 20.

Vị GS 85 tuổi rất yêu mến trẻ con. Có hơn 12.300 trẻ em được cứu sống từ khi Viện Tim TP.HCM được sáng lập bởi ông và cố giáo sư, viện sĩ Dương Quang Trung - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 21.

- Căn bệnh thoái hoá cột sống, khớp háng khiến tôi phải chống gậy để việc đi lại được dễ dàng hơn. Cản trở này không làm ảnh hưởng nhiều đến công việc. 

Một ngày, tôi vẫn giữ thói quen làm việc từ 8h sáng đến khoảng 20h tối. Năm nào tôi cũng qua Việt Nam vài lần để giám sát hoạt động, định hướng bước đi của Viện Tim và bạn thấy đấy tôi đang rất khỏe khi ngồi trả lời phỏng vấn của bạn (cười…).

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 22.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 23.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 24.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 25.

GS Alain Carpentier là người rất tâm huyết với nghề, yêu mến Việt Nam và có đóng góp rất to lớn cho ngành y tế, đặc biệt trong việc thành lập phát triển Viện Tim đến ngày hôm nay. 

Tôi mong muốn khi kết thúc việc thử nghiệm, quả tim nhân tạo của ông sẽ sớm ứng dụng để điều trị bệnh suy tim ở Việt Nam.

Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 26.
Giáo sư Alain Carpentier - người chế tạo quả tim nhân tạo Carmat - Ảnh 27.

Là một người Việt tôi không bao giờ quên ơn của thầy Alain Carpentier và cố GS Dương Quang Trung. Không có hai con người này sẽ không có Viện Tim, tôi không trở thành bác sĩ phẫu thuật tim và hàng ngàn bệnh nhân không có cơ hội được mổ tim.

Tôi biết thầy từ năm 1987 và sau này may mắn được làm học trò của thầy. Thầy là một con người rất đặc biệt, một tấm gương nghiên cứu khoa học không ngừng nghỉ, luôn trăn trở tạo ra điều mới mẻ mang lại lợi ích cho người bệnh. 

Tôi tin chắc rằng quả tim nhân tạo do thầy phát minh chẳng bao lâu nữa sẽ được áp dụng cho nhiều người bệnh trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Từ trong thâm tâm, tôi luôn coi thầy như một người cha tinh thần. Lần gặp này, khi thấy sức khỏe thầy một yếu đi tôi buồn lắm, chỉ mong sao thầy có đủ sức khỏe để tôi và bao thế hệ học trò còn được gặp gỡ trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm.


HOÀNG LỘC
DUYÊN PHAN, QUANG ĐỊNH
KIỀU NHI
BẢO SUZU
31-10-2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên