14/03/2019 13:00 GMT+7

Huawei tin vào cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam

S.C
S.C

Ông Alex Lin, chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Huawei, chia sẻ tầm nhìn tại thị trường Việt Nam.

Huawei tin vào cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Alex Lin, chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Huawei

Trong vòng một năm trở lại đây, Huawei đã có những thay đổi gì?

Tập đoàn Huawei được thành lập từ năm 1987, hiện có 3 nhóm kinh doanh chính: nhóm kinh doanh tiêu dùng, nhóm hạ tầng viễn thông và nhóm giải pháp doanh nghiệp. 

Năm 2018, nhóm kinh doanh tiêu dùng (CBG) của Huawei bán được 200 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu với thị phần ngày càng tăng, trong khi các đối thủ khác có xu hướng giảm.

Với tôi, mọi việc bắt đầu từ những nỗ lực của tập đoàn trong việc liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Trong hơn 30 năm, chúng tôi kiên trì đầu tư 10% tổng doanh thu mỗi năm vào lĩnh vực này. 

Năm 2018, ủy ban công nghiệp Huawei xếp Huawei ở vị trí thứ 5 trong số các công ty đầu tư mạnh vào R&D với tổng số tiền đầu tư trong năm 2018 là 12 tỉ đô la Mỹ. Tôi cho rằng đây chính là điểm mấu chốt giúp chúng tôi có được những thành tựu hôm nay.

Huawei thành lập nhóm kinh doanh tiêu dùng từ 10 năm trước nhưng cột mốc lớn đối với chúng tôi bắt đầu từ năm 2012, Richard Yu bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của nhóm kinh doanh tiêu dùng. Ông đã cùng ban điều hành đưa ra những quyết định táo bạo làm thay đổi toàn bộ hoạt động của nhóm. 

Đầu tiên, dừng sản xuất điện thoại phổ thông dù sản phẩm này đang đem lại doanh thu. 

Thứ 2, dừng sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng (ODM) không có logo Huawei. 

Thứ 3, tập trung vào các sản phẩm flagship để định vị Huawei là thương hiệu smartphone cao cấp. 

Thứ 4, để liên tục phát triển các sản phẩm điện thoại flagship, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hệ sinh thái là nghiên cứu chip - thành phần quan trọng nhất để sản xuất điện thoại cao cấp. 

Từ đó, chúng tôi nghiên cứu sản xuất chipset Balong, Kirin. Những năm đầu rất khó khăn, nhưng theo thời gian với nỗ lực của mình chúng tôi đã ra mắt Huawei Mate 7 với chipset mạnh mẽ. 

Đến bây giờ, chúng tôi tận hưởng thành quả từ những nỗ lực đó. Năm ngoái, Huawei là công ty đầu tiên giới thiệu chipset sản xuất trên nền tảng 7nm.

Từ cách đây 6 năm, một mặt tập trung vào các dòng điện thoại flagship, mặt khác chúng tôi còn đầu tư vào mảng thương mại điện tử để tăng sức cạnh tranh từ thương hiệu con của mình với các đối thủ khác. 

Chúng tôi cũng có phòng lab nghiên cứu với tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, sẵn sàng cho các công nghệ, sản phẩm trong tương lai. 

Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và đầu tư bài bản, năm 2019 chúng tôi kỳ vọng sẽ giữ được mức phát triển như năm 2018.

Huawei coi trọng R&D và đầu tư mạnh cho lĩnh vục này?

Đúng vậy, ví dụ trong MWC 2019 vừa qua chúng tôi đã cho ra mắt Mate X - smartphone màn hình gập tích hợp 5G nhanh nhất thế giới. 

Điểm đặc biệt trong sản phẩm này chính là cơ chế màn hình gập. 

Tại Huawei, chúng tôi có 2012 Labs, bộ phận này hoạt động với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu những công nghệ có thể ứng dụng trong vòng 5 đến 10 năm tới cho tất cả các nhóm kinh doanh của Huawei, không chỉ riêng cho nhóm kinh doanh tiêu dùng. 

Từ cách đây 3 năm, khi chúng ta nói về các sản phẩm như Mate 9, Mate 10, Mate 20, bộ phận này đã tiến hành nghiên cứu để tạo ra cơ chế gập cho màn hình. Đây chính là cách chúng tôi đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Huawei tin vào cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam - Ảnh 2.

Huawei luôn chú trọng vào việc phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn

Ông nghĩ gì về hoạt động của Huawei CBG tại Việt Nam?

Tại thị trường này, chúng tôi có cả cơ hội lẫn thách thức. Đáng ra, chúng tôi nên tập trung vào mảng này sớm hơn. 

Song, cơ hội là khi nhìn vào thị phần trung bình của Huawei trên toàn cầu vào khoảng 15% và ngay cả với phân khúc cao cấp Huawei vẫn bán được rất tốt, chúng tôi tin rằng mình vẫn có cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam. 

Từ năm 2018, mọi thứ đã thay đổi với thị trường này, chúng tôi có chiến lược rõ ràng hơn dành cho Việt Nam và đặt Việt Nam vào vị trí quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Điều quan trọng là phải xây dựng tốt đội ngũ Huawei tại mỗi quốc gia. 

Mọi chuyện rất rõ ràng: cùng một thương hiệu Huawei, cùng quy trình R&D, cùng sản phẩm, nên yếu tố làm thay đổi cuộc chơi để Huawei đạt được 15% thị phần tại các quốc gia chính là nguồn nhân lực tại chính thị trường đó.

Giá cả có phải là thế mạnh của Huawei?

Tôi cho rằng điều quan trọng là bạn định vị sản phẩm mình ở đâu. Với Huawei, chúng tôi định vị mình là thương hiệu smartphone cao cấp, chất lượng cao và có những cải tiến công nghệ đột phá. 

Để tạo ra những sản phẩm cao cấp mang tính đột phá, chúng tôi kết hợp với những thương hiệu hàng đầu thế giới như Leica… 

Chúng tôi không muốn là hãng sản xuất các sản phẩm giá rẻ mà luôn cố gắng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra các sản phẩm tốt nhất. 

Các smartphone flagship của Huawei tập trung vào công nghệ, thiết kế, hiệu năng theo hướng là sản phẩm cao cấp. 

Vì thế, nếu ai đó cho rằng smartphone Huawei "giá vừa phải" có thể là do các hãng khác hơi quá cao một chút chăng?

Quan trọng là giá trị Huawei mang lại cho thị trường. Huawei muốn mang điện thoại flagship vào Việt Nam để người tiêu dùng thêm sự lựa chọn trong thị trường vốn trước đây chỉ có vài thương hiệu cao cấp. Suy cho cùng, quyết định cuối cùng là từ người tiêu dùng.

Huawei tin vào cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam - Ảnh 3.

Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng hàng đầu mà chúng tôi hướng đến

Việt Nam quan trọng thế nào trong chiến lược phát triển của Huawei ở APAC?

Việt Nam là thị trường tiềm năng nhưng chúng tôi cần kiên nhẫn, kinh doanh ngắn hạn không phải là phong cách của Huawei. 

Xây dựng một thương hiệu không phải là chuyện có thể làm trong một, hai năm. Tôi tin tưởng vào đội ngũ nhân tài địa phương. Chúng tôi sẽ kiên nhẫn bước tới. 

Có thể tiến chậm, nhưng điều quan trọng là đi đúng hướng và không rời bỏ mục tiêu. Với chiến lược đó chắc chắn Việt Nam sẽ tiến gần đến mục tiêu đạt được thị phần trung bình 15%.

Tôi muốn nói rõ hơn về từ "kiên nhẫn". Điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng dành 5-10 năm để xây dựng thương hiệu bền vững, đồng hành với các đối tác địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, đó là sự gắn bó lâu dài, chứ không phải bán thứ gì đó rồi ngày mai biến mất. 

Đâu có thể kiếm tiền nhanh trong vòng 1-2 năm. Điều quan trọng vẫn là phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.

S.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên