22/07/2019 11:39 GMT+7

Hun Sen: Thông tin cho Trung Quốc thuê căn cứ hải quân là 'bịa đặt'

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Sau khi tờ Wall Street Journal đăng tin Campuchia và Trung Quốc đã ngầm ký thỏa thuận cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân của Campuchia, Thủ tướng Hun Sen lên tiếng bác bỏ mạnh mẽ.

Hun Sen: Thông tin cho Trung Quốc thuê căn cứ hải quân là bịa đặt - Ảnh 1.

Lực lượng Hải quân Campuchia trong lễ đón, bàn giao 9 tàu tuần tra trên biển do Trung Quốc tặng tại căn cứ hải quân Campuchia ở Sihanouk Ville, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 220km ngày 7-11-2007 - Ảnh tư liệu: AFP

Hãng tin Reuters dẫn lại phát biểu của Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen, phát biểu với kênh tin tức Fresh News ngày 22-7: "Đây là những tin tức bịa đặt tồi tệ nhất cho tới nay chống lại Campuchia".

"Không thể có chuyện như vậy xảy ra vì việc cho phép đồn trú các căn cứ quân sự nước ngoài là đi ngược lại với Hiến pháp Campuchia", ông Hun Sen nói.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, ông Chhum Socheat, cũng khẳng định với hãng tin Reuters thông tin của báo Wall Street Journal (WSJ) là "sự bịa đặt vô căn cứ".

Trước đó, báo WSJ ngày 21-7 dẫn nguồn tin riêng từ một số quan chức Mỹ và các quan chức liên quan cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận bí mật trong mùa xuân năm nay với Campuchia về việc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream, trước tiên trong vòng 30 năm và sau đó, cứ 10 năm lại gia hạn mới một lần.

Cũng theo báo Mỹ, cả Trung Quốc và Campuchia đều không công khai thỏa thuận này. Đây là căn cứ hải quân nằm trên vịnh Thái Lan, cách không xa một sân bay lớn do một công ty Trung Quốc đang xây dựng.

Tờ WSJ cho biết mặc dù chưa rõ những điều khoản cụ thể cuối cùng của thỏa thuận, song theo bản thảo ban đầu họ có được, Trung Quốc sẽ được cấp quyền tiếp cận riêng biệt, được đưa quân nhân tới đồn trú, chứa vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ hải quân Ream.

Campuchia âm thầm cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân trong 30 năm? Campuchia âm thầm cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân trong 30 năm?

TTO - Trung Quốc được cho là đã ký một thỏa thuận bí mật với Campuchia nhằm hưởng các đặc quyền để tiếp cận một căn cứ hải quân của quốc gia Đông Nam Á này.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên