07/05/2018 09:00 GMT+7

Khởi nghiệp, cần tiền hay công nghệ?

KIM ANH
KIM ANH

TTO - Đó là chủ đề mà Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM (BSSC) thuộc Thành đoàn TP.HCM vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức ở một số trường đại học của TP.HCM để triển khai cuộc thi Việt Nam Startup Wheel 2018.

Khởi nghiệp, cần tiền hay công nghệ? - Ảnh 1.

Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm - Ảnh: K.ANH

Tại chương trình tổ chức ở Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) mới đây, chị Trương Lý Hoàng Phi, giám đốc BSSC, đặt vấn đề tận dụng tối đa công nghệ để hỗ trợ khởi nghiệp là chìa khóa dẫn đến thành công, đồng thời là nhận định chung mà hầu hết mọi người đều đưa ra khi bàn về câu chuyện khởi nghiệp ở Việt Nam.

Vậy không có công nghệ thì khởi nghiệp thất bại?

"Công nghệ đang là một lĩnh vực được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải cứ có công nghệ tốt là bảo đảm khởi nghiệp thành công. Điều quan trọng trong khởi nghiệp chính là độ phản hồi của khách hàng. Đôi khi bạn quan tâm quá mức về công nghệ cũng không hẳn sẽ thành công" - chị Phi chia sẻ.

Vẫn còn nhiều lo ngại khi ứng dụng công nghệ không thành công sẽ dẫn đến khởi nghiệp thất bại. Trước câu hỏi này, theo chị Phi, các startup khi đưa ra sản phẩm cần phải có những phản biện thật của khách hàng. Không nên chỉ lấy tư duy của mình để gắn vào sản phẩm.

"Công nghệ của bạn thật sự "đỉnh" chưa chắc đã được thị trường chấp nhận. Người tiêu dùng chỉ cần nhìn thấy những gì phơi bày ra bên ngoài sản phẩm" - chị Phi cho hay.

Nhưng những người có kiến thức về công nghệ lại có lợi thế hơn những người chỉ làm kinh doanh đơn thuần, bởi họ có sẵn công cụ để thấy thị trường "ngứa" chỗ nào thì "gãi" chỗ đó. Vì vậy, những startup công nghệ cần tận dụng ưu thế của mình để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.

Là người từng khởi nghiệp, anh Nguyễn Minh Thảo, CEO Umbala, cho biết ban đầu anh luôn giữ quan điểm công nghệ phải là số 1. Sau một thời gian thất bại rồi thành công, anh cho rằng cần phải biết dung hòa giữa công nghệ và thị trường.

"Nếu không có tiền, dự án khởi nghiệp sẽ chấm dứt. Vì vậy, công nghệ làm ra phải có người mua. Việc kiếm được đồng tiền đầu tiên từ sản phẩm của mình rất quan trọng. Bạn đang là sinh viên thì hãy ráng cày đi, kiếm được đồng tiền đầu tiên mới là tiền đề để mình bước tiếp.

Nếu chỉ có công nghệ mà không kêu gọi được nhà đầu tư, không có khách hàng thì cũng vứt thôi" - anh Thảo dí dỏm.

Anh Thảo nói thêm các bạn trẻ khi khởi nghiệp không nhất thiết phải nghĩ ra những ý tưởng, sản phẩm to lớn, cao siêu. Quan trọng là những sản phẩm này phải có đủ những tính năng cơ bản, được thị trường chấp nhận.

Anh cũng gợi mở câu chuyện Thỏ và rùa: "Yếu tố bền vững trong khởi nghiệp có thể như rùa nhưng khi cần bạn phải nhanh như thỏ để nắm bắt thị trường".

Khi tận dụng công nghệ hiệu quả, chính nó sẽ là lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp, thậm chí trở thành mô hình dẫn dắt thị trường.

Với sự chia sẻ của các diễn giả thì quả thật công nghệ chưa phải là tất cả trong quá trình khởi nghiệp, mà chỉ là lợi thế góp phần cho sự thành công của doanh nghiệp mà thôi.

Hai bạn trẻ khởi nghiệp với bột rau từ nguyên liệu sạch Hai bạn trẻ khởi nghiệp với bột rau từ nguyên liệu sạch

TTO - Làm sao để có thể uống một ly nước rau má đảm bảo nguyên chất và vệ sinh? Câu hỏi ấy đã dẫn lối những bạn trẻ đến với con đường sản xuất bột rau.

KIM ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên