Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Mạng xã hội Parler của Mỹ 'sống lại' nhờ công ty Nga
TTO - Parler, trang web và ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng trong cộng đồng những người cực hữu ở Mỹ, đã trở lại một phần trên Internet nhờ dịch vụ của một công ty công nghệ do người Nga sở hữu.

Trang web của Parler, trang nổi tiếng trong cộng đồng những người cực hữu ở Mỹ, đã có thể truy cập lại được - Ảnh: HỒNG VÂN
Parler, có hơn 12 triệu người dùng, đang kiện Amazon sau khi bị gã khổng lồ thương mại điện tử và nhà cung cấp dịch vụ đám mây cắt dịch vụ, với lý do kiểm duyệt kém sau khi người dùng của họ kêu gọi bạo lực, đăng video ca ngợi cuộc tấn công ngày 6-1 vào Điện Capitol.
Theo Reuters, ngày 18-1, trang web của Parler đã có thể truy cập lại mặc dù chỉ hiển thị một vài thông báo từ giám đốc điều hành của công ty với nội dung ông đang làm việc để khôi phục hoạt động của trang.
Nếu trang web của Parler được khôi phục hoàn toàn, người dùng có thể truy cập để xem và đăng nhận xét. Tuy nhiên hầu hết người dùng thích truy cập qua ứng dụng, mà ứng dụng này hiện vẫn bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thức của Apple Inc và Google.
Chuyên gia về cơ sở hạ tầng trực tuyến Ronald Guilmette cho biết địa chỉ giao thức Internet mà Parler sử dụng thuộc sở hữu của DDos-Guard, công ty do hai người Nga kiểm soát. DDoS-Guard đã cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các trang web phân biệt chủng tộc, cực hữu và âm mưu khác. Họ cũng hỗ trợ các trang web của Chính phủ Nga.
CEO của Parler là John Matze và đại diện của DDoS-Guard hiện chưa phản hồi về các thông tin của Reuters.
Tuần trước, ngày 13-1, Matze trả lời Reuters cho biết công ty này đang đàm phán với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau nhưng không tiết lộ thêm thông tin chi tiết.
Nhiều người cho rằng việc Parler phụ thuộc vào một công ty Nga là một nguy cơ tiềm ẩn về bảo mật và cũng là một sự lựa chọn kỳ quặc đối với một trang web nổi tiếng trong cộng đồng những người Mỹ tự xưng là yêu nước.
Ngày 18-1, parler.com chia sẻ một đường link về cuộc phỏng vấn trên Fox News, trong đó CEO Matze khẳng định mình tự tin là Parler sẽ trở lại vào cuối tháng 1-2021 vì điều đó là tất yếu.
-
TTO - Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đang bị đổ lỗi là trở ngại lớn khiến Liên Hiệp Quốc không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
-
TTO - Khi TP.HCM lên tiếng sẽ dẹp loạn karaoke tự phát, An Giang trước mắt dẹp karaoke lưu động chống dịch, một số tỉnh thành nói đã 'nghiêm' lâu nay - bạn đọc khắp nơi 'tranh thủ' phản ánh 'nỗi khổ này là nỗi khổ toàn quốc'.
-
TTO - Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 4-3 cho biết đại sứ mới được bổ nhiệm của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức và xác nhận người tiền nhiệm Kyaw Moe Tun - bị chính quyền quân sự sa thải - sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước này.
-
TTO - Không chỉ những đôi giày, túi xách hàng hiệu có giá vài trăm nghìn đồng mà ngay những sản phẩm thông thường cũng bị làm nhái, giả và được bán công khai trên sàn thương mại điện tử, chợ mạng.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận