17/09/2020 19:51 GMT+7

Muốn phát triển chính phủ điện tử phải đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đã chia sẻ những đóng góp trong việc phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam tại hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15 diễn ra ngày 17-9.

Muốn phát triển chính phủ điện tử phải đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính - Ảnh 1.

Các chuyên gia, lãnh đạo toạ đàm tại hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15. - Ảnh: VÂN ANH

Theo ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM: "Chuyển đổi số thành phố bắt nguồn từ việc kế thừa những thành quả đã có, tận dụng mọi nguồn lực công tư kết hợp, có cơ chế lựa chọn các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tốt để đưa vào ứng dụng được ngay. 

Để làm được điều đó, lãnh đạo thành phố đóng vai trò vừa tích cực thúc đẩy vừa hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển năng lực.

Chính quyền phải đóng vai trò kết nối, để tất cả các lực lượng cùng tham gia chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân tốt, phát triển nền kinh tế số mang lại giá trị thặng dư cao hơn".

Còn theo ông Trương Gia Bình - phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, để phát triển chính phủ điện tử từ cấp bộ ngành đến các cục vụ, từ trung ương đến địa phương, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ việc đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục, đừng chạy theo số lượng mà hãy quan tâm đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến.

"Làm sao cho người dân cảm thấy thuận lợi, dễ dàng nhất, phải truyền thông để người dân biết, xây dựng được cho người dân niềm tin về việc Nhà nước đang nỗ lực thế nào trong phát triển chính phủ điện tử. Đây sẽ là những nhân tố tăng tốc phát triển chính phủ điện tử với mục tiêu coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm mà Việt Nam đang hướng tới", ông Bình nói.

Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh yếu tố nhận thức là đặc biệt quan trọng và TP.HCM đang là một trong những địa phương tiêu biểu, đạt được những thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả dịch vụ công nhờ sự quyết liệt của lãnh đạo cũng như nhận thức, tư duy đúng đắn. Tổng số dịch vụ công trực tuyến được công bố của thành phố là gần 1.800 dịch vụ, trong đó gần 60% là mức độ 3 và 4.

"Chúng ta phải biết kết hợp công nghệ và cải cách thủ tục hành chính. Nền tảng công nghệ thì đã có nhưng thủ tục hành chính phải đơn giản hơn. Thứ 2 là phải đào tạo, giới thiệu người dân về các dịch vụ công trực tuyến. Thứ 3 là phải khuyến khích, giống như người dân gửi tiền online ở ngân hàng được tăng lãi suất, dịch vụ công cũng vậy" - ông Nguyễn Trọng Đường, phó cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, chia sẻ.

Hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15 có chủ đề "Phát triển chính phủ điện tử thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến hướng đến chính phủ số - mô hình và giải pháp". Tại hội thảo, các lãnh đạo chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành đã chia sẻ, thảo luận về lộ trình phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành nghề và địa phương, cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Thủ tướng: Làm tốt chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa corona Thủ tướng: Làm tốt chính phủ điện tử giúp ngăn ngừa corona

TTO - Sáng nay 12-2, Hội nghị Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch ủy ban.

ĐỨC THIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên