03/06/2020 16:36 GMT+7

Người biểu tình cướp xe tăng của lính Mỹ? Ảnh 2 năm trước được ghép vào

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Một tuần sau cái chết của công dân Mỹ gốc Phi George Floyd ở Minneapolis, nhiều hình ảnh giả đã xuất hiện và lan tràn trên các trang mạng xã hội.

Người biểu tình cướp xe tăng của lính Mỹ? Ảnh 2 năm trước được ghép vào - Ảnh 1.

Khu nhà ở xã hội đang thi công bốc cháy ở Minneapolis biến thành... "tòa nhà cảnh sát bị phóng hỏa" trên mạng xã hội - Ảnh: FACEBOOK

Mạng xã hội phản ánh nhiều thông tin xác thực nhưng cũng là nơi phát tán thông tin sai lệch liên quan đến tình hình ở Mỹ sau cái chết của George Floyd.

"Trụ sở cảnh sát cháy phừng phực" thật ra là... nhà ở xã hội 

Bức ảnh hết sức ấn tượng. Một tòa nhà bốc cháy lúc nửa đêm. Ảnh được chia sẻ nhiều lần trên mạng xã hội khắp thế giới phản ánh mức độ bạo động căng thẳng ở Minneapolis.

Ghi chú kèm theo bức ảnh khẳng định những người tham gia bạo động đã tấn công một trụ sở cảnh sát.

Ảnh chụp đúng là ảnh thật có liên quan đến bạo động ở Minneapolis nhưng tòa nhà bốc cháy không phải là trụ sở cảnh sát.

Báo Star Tribune ở Minneapolis xác định đây là vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 27-5 tại một khu nhà ở xã hội đang thi công (dự kiến hoàn thành trong năm 2020).

Về vụ cháy này, báo đưa tin: "Vào tối thứ tư, các tầng trên bằng gỗ đã bị nhấn chìm hoàn toàn trong lửa với các đám khói dày đặc... Sáng thứ năm, những gì còn lại của công trình xây dựng này chỉ là đống tro âm ỉ".

Người biểu tình cướp xe tăng của lính Mỹ? Ảnh 2 năm trước được ghép vào - Ảnh 2.

Bản tin của MSNBC (trên) bị ghép cảnh trong phim World War Z khiến nhiều người tưởng nhà đài lớn của Mỹ cũng chơi chiêu "đạo phim" - Ảnh: TWITTER

Ghép cảnh của phim xác sống thành cảnh bạo loạn, cướp bóc 

Những ngày gần đây, trên Twitter và YouTube nhanh chóng lan truyền một đoạn clip cho thấy một thành phố đang đắm chìm trong bạo lực.

Hình ảnh đầu tiên có nêu ghi chú của kênh truyền hình MSNBC: "Khẩn cấp: lệnh giới nghiêm đã được ban hành trên khắp nước Mỹ trong khi người biểu tình tuần hành trên đường phố".

Ảnh thứ hai là ảnh chụp màn hình lấy từ bộ phim World War Z có bố cục tương tự.

Tác giả đăng hai ảnh muốn nói rằng kênh MSNBC (kênh tin tức nổi tiếng nghiêm túc của Mỹ) phát hình ảnh phim để minh họa cho cảnh bạo động ở Mỹ.

Thật ra đây là ảnh ghép thô thiển của một người dùng Twitter, ghép nhạc nền một đoạn phát hình của MSNBC về cảnh cướp cửa hàng ở Philadelphia với hậu cảnh là hình ảnh phim World War Z về xác sống (zombie).

Tác giả đoạn video ghép này đã phải xin lỗi trên Twitter và khẳng định đoạn clip về MSNBC lấy từ bộ phim World War Z.

Người này biện bạch đã viết phía dưới clip rằng đây không phải ảnh thật nhưng "tôi đã đánh giá quá thấp Twitter..., một số người cho rằng đó là sự thật. Tôi đúng là ngu ngốc".

Sau đó, người này đã phát lại đoạn video thật về cảnh cướp cửa hàng ở Philadelphia đã phát trên kênh MSNBC.

Trao đổi với trang web The Verge (Mỹ), người phát ngôn Tập đoàn NBC Universal xác nhận kênh MSNBC chưa bao giờ sử dụng đoạn trích từ phim World War Z và hình ảnh đã công bố là fake news.

"Xe tăng bị cướp trong biểu tình" thật ra đã bị cướp cách đây... 2 năm 

Người biểu tình cướp xe tăng của lính Mỹ? Ảnh 2 năm trước được ghép vào - Ảnh 3.

Hình ảnh video tung tin thất thiệt về xe tăng bị đánh cắp đăng trên tài khoản @Conflits_FR - Ảnh: TWITTER

Tài khoản @Conflits_FR (có hơn 380.000 người theo dõi trên Twitter) từng bị phát hiện đã phát tán thông tin sai lệch trong quá khứ.

Ngày 31-5, tài khoản này lại đăng trên Twitter video một chiếc xe tăng đang chạy với dòng ghi chú: "Cảnh báo: một người đàn ông đã đánh cắp xe tăng của Vệ binh quốc gia và lái xe qua các đường phố ở bang Minnesota trong lúc xảy ra biểu tình. Người này đã bị cảnh sát truy đuổi và bắt giữ".

Thật ra video không liên quan gì đến biểu tình sau cái chết của George Floyd.

Trên thực tế vào tháng 6-2018, một sĩ quan vệ binh bị bắt sau khi chạy trốn khỏi căn cứ quân sự gần Blackstone (bang Virginia).

Bản tin AP lúc đó đã nêu: "Chiếc xe chạy trên bánh xích giống như xe tăng đã bị đánh cắp đêm thứ ba tại Fort Pickett ở Blackstone. Cảnh sát đuổi theo khoảng hai tiếng với vận tốc lên đến 65km/giờ. Cuối cùng người lái xe dừng lại và đầu hàng gần tòa thị chính Richmond".

Trước khi lan truyền trên các mạng xã hội tiếng Pháp, đoạn video nêu trên đã được tài khoản @Breaking9II chia sẻ trên Twitter. Sau đó, tài khoản này đã bị khóa vì thường xuyên tung tin đồn thất thiệt về bạo động sau cái chết của George Floyd ở Mỹ.

Ông Trump phải xuống hầm trú ẩn khi người biểu tình vây Nhà Trắng Ông Trump phải xuống hầm trú ẩn khi người biểu tình vây Nhà Trắng

TTO - Tổng thống Mỹ đã phải rút xuống hầm trú ẩn trong đêm 29-5 khi đám đông người biểu tình dồn về vây quanh Nhà Trắng, phản đối việc một người da đen bị cảnh sát da trắng giết.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên