Thứ 5, ngày 25 tháng 2 năm 2021
Người Việt có thể sẽ ăn tết trong tình trạng Internet chập chờn
TTO - Sự cố trên các tuyến cáp quang biển APG và IA dự kiến được khắc phục hoàn toàn vào giữa cuối tháng 2-2021, đồng nghĩa với việc người dùng Việt ăn tết trong tình trạng Internet chập chờn.

Ảnh minh họa
Ngày 22-1, theo chia sẻ của một nhà mạng, sự cố trên các tuyến cáp quang biển APG và IA vừa có lịch trình khắc phục, nhưng dự kiến đến 22-2 mới khôi phục hoàn toàn.
Theo đó, tuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh S3 và S6. Nhánh S3 đã được sửa xong vào ngày 21-1, nhưng nhánh S6 dự kiến đến 22-2 mới sửa xong. Lý do theo đơn vị vận hành tuyến cáp là bởi "điều kiện khách quan".
Trong khi đó, tuyến cáp IA gặp sự cố trên các nhánh S1 (hướng Singapore), S5 (hướng Hong Kong) và FP1(hướng Singapore - Nhật). Công tác sửa chữa sẽ được tiến hành từ đầu tháng 2, dự kiến hoàn thành vào ngày 21-2.
Trước đó, tuyến cáp IA xảy ra sự cố từ ngày 1-1, còn tuyến APG là từ ngày 9-1.
Như vậy, trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tốc độ Internet tại Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ kết nối quốc tế sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Các nhà mạng cũng đều cho biết đã triển khai đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố, đảm bảo phục vụ nhu cầu Internet của người dùng, đặc biệt trong dịp tết.
-
TTO - 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào ngày 24-2. Đây là sự kiện đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, qua đó mở ra cơ hội 'phủ sóng' vắc xin ngừa COVID-19 trong toàn dân.
-
TTO - Từ hôm nay, Tuổi Trẻ phát động chương trình "Cùng Tuổi Trẻ góp vắcxin COVID-19" để tạo thêm nguồn lực tài chính trang trải cho chi phí về vắcxin và tiến tới bảo đảm đủ vắcxin để phòng chống dịch bệnh lâu dài cho toàn dân.
-
TTO - Ngành y tế đề nghị cần sớm xã hội hóa vắc xin để mở rộng việc tiếp cận vắc xin của người dân. Ngoài ra, chiến lược “vắc xin + 5K” cần được thực hiện hiệu quả, không vì có vắc xin mà chủ quan, phải có thứ tự ưu tiên.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.
-
TTO - Phổi thủng như tổ ong, thở như cá mắc cạn, cơ thể cắm đầy thiết bị xâm nhập... là nỗi thống khổ mà hàng triệu bệnh nhân COVID-19 trải qua trước khi trút hơi thở cuối cùng, theo lời kể của bác sĩ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận