29/08/2006 12:11 GMT+7

Nhạc số sẽ "cứu" công nghiệp âm nhạc?

HOÀNG MINH (Theo VNUnet)
HOÀNG MINH (Theo VNUnet)

TTO - Một báo cáo mới đây khẳng định nếu giữ được tốc độ tăng trưởng hiện nay thì đến năm 2010 thị trường nhạc trực tuyến sẽ “cứu vãn” được doanh thu ngày một giảm dần của ngành công nghiệp âm nhạc trong suốt hàng thập kỷ qua.

gyl7avCh.jpgPhóng to
TTO - Một báo cáo mới đây khẳng định nếu giữ được tốc độ tăng trưởng hiện nay thì đến năm 2010 thị trường nhạc trực tuyến sẽ “cứu vãn” được doanh thu ngày một giảm dần của ngành công nghiệp âm nhạc trong suốt hàng thập kỷ qua.

Nghiên cứu của Sreen Digest (www.screendigest.com) chỉ ra rằng tốc độ phát triển của internet băng thông rộng và các thiết bị nghe nhạc cầm tay đang là động lực của thị trường nhạc số.

Đến cuối năm nay, doanh thu riêng tại thị trường châu Âu sẽ tăng hơn hai lần so với năm 2005, đạt khoảng 280 triệu euro. Theo dự kiến, đến năm 2010, người tiêu dùng sẽ chi khoảng 1.1 tỉ euro cho nhạc số trực tuyến.

Trong khi đó, từ năm 2001 đến nay, doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc đã giảm 22%.

Hiện có khoảng 7% người dân châu Âu sở hữu máy nghe nhạc cầm tay, trong khi năm 2004 chỉ có 2%. Tính đến cuối năm 2005, đã có 29 triệu máy được bán ra tại châu Âu, và con số này sẽ tăng lên khoảng 80 triệu vào năm 2010.

Dan Cryan, chuyên gia phân tích của Screen Digest, tác giả bản báo cáo, nói: "Chỉ riêng kinh doanh nhạc số trực tuyến thôi không đủ để ngăn doanh thu bán đĩa giảm. Công nghiệp âm nhạc cần phải có thêm những phương tiện phát hành mới. Chúng tôi tin rằng với thiết bị di động và chiến thuật phát hành trực tuyến, tình hình sẽ thay đổi trước năm 2010”.

Các phân tích của Screen Digest khẳng định cần phải có cách nhìn thoáng hơn, đồng thời cần có những biện pháp mới để thay đổi thái độ của khách hàng. Ngược lại, ngành công nghiệp âm nhạc vẫn đang “đổ hết tội” cho việc vi phạm bản quyền và những người sử dụng dịch vụ tải nhạc phi pháp (trong đó có cả các bậc phụ huynh có con tải nhạc miễn phí).

Tuy nhiên, lời cáo buộc trên không còn “sức nặng” như trước bởi IFPI (International Federation of the Phonographic Industry - Liên đoàn công nghiệp âm thanh quốc tế) cho biết tỉ lệ vi phạm bản quyền đang giảm nhanh. Số lượng file trên các mạng chia sẻ bất hợp pháp đã giảm từ 1.1 tỉ vào năm 2003 xuống 885 tỉ trong năm 2005.

Theo báo cáo của Screen Digest, việc đĩa nhạc bị mất dần chỗ trong các cửa hàng (bị thay thế bởi DVD, sách, điện thoại di động và nhiều loại vật dụng khác) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh thu giảm.

HOÀNG MINH (Theo VNUnet)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên