07/06/2020 08:11 GMT+7

Nhận diện phần tử bạo động trong biểu tình tại Mỹ

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau khi phân tích thông tin của những người bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và tình trạng bạo lực trong giới cảnh sát, Hãng tin AP phát hiện đa số các phần tử bạo động đều là người địa phương,

Nhận diện phần tử bạo động trong biểu tình tại Mỹ - Ảnh 1.

Người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại một khu vực gần Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ ngày 6-6 - Ảnh: REUTERS

Khi biểu tình bùng nổ trên toàn nước Mỹ để phản đối cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi qua đời vì bị một cảnh sát đè lên cổ hơn 8 phút, Tổng thống Donald Trump đã khắc họa các cuộc đụng độ cùng lực lượng cảnh sát xuất phát từ các phần tử cực tả, chuyên tham gia vào hoạt động khủng bố nội địa.

Ông cho rằng các phần tử này bao gồm cả Antifa - một nhóm cực tả chuyên đi chống phát xít. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Willian Barr sau đó cũng nhắc lại tuyên bố này.

Dù vậy, AP cho rằng các bằng chứng hiện nay vẫn chưa thể minh chứng cho những khẳng định trên.

AP đã phân tích hồ sơ tòa án, lịch sử làm việc, mạng xã hội và nhiều nguồn thông tin khác của 217 người bị bắt hồi cuối tuần trước tại Minneapolis và Columbia, 2 thành phố tâm điểm của các cuộc biểu tình tại Mỹ.

Hãng tin trên phát hiện hơn 85% trong số người bị bắt là người địa phương. Chỉ một nhóm nhỏ những người vi phạm lệnh giới nghiêm, bạo động hay bất tuân lực lượng thực thi pháp luật có tham gia bất cứ nhóm hay tổ chức nào.

Theo AP, đa số đối tượng đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn như hôi của và phá hoại tài sản có lịch sử phạm tội. Tuy nhiên, ngay cả những người này đa số cũng là dân địa phương lợi dụng tình hình rối loạn.

Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy rất ít người bị bắt là các nhà hoạt động cánh tả.

Rất nhiều hoạt động bạo lực, bao gồm phá hoại tài sản và trộm cắp, đã diễn ra trong các cuộc biểu tình tại Mỹ gần đây. Cả cảnh sát và người biểu tình đều có trường hợp bị thương nặng hoặc bị giết.

Theo các báo cáo mật đưa về cho lực lượng chức năng địa phương do AP thu thập được, Bộ An ninh nội địa đã liên tục lặp lại nhưng không cung cấp bằng chứng về việc "những kẻ cơ hội bạo lực, có tổ chức - bao gồm những phần tử tình nghi thuộc diện cực đoan vô chính phủ - có thể đẩy mạnh việc phá rối công tác thực thi pháp luật và phá hoại các cơ sở hạ tầng quan trọng".

"Dù chúng tôi vẫn chưa thể xác nhận thông tin thông qua các kênh chính thức, các loại vũ khí tự chế tại những sự kiện đã được lên kế hoạch là chiến thuật thường thấy từ các kẻ cơ hội bạo lực", một báo cáo hôm 2-6 viết.

Cuối tuần dân Mỹ không thèm nghỉ, vẫn xuống đường biểu tình Cuối tuần dân Mỹ không thèm nghỉ, vẫn xuống đường biểu tình

TTO - Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ vẫn kéo dài đến thứ Bảy 6-6. Thủ đô Washington được cho là có biểu tình lớn nhất kể từ cái chết của George Floyd. Người biểu tình hướng vào yêu cầu cải tổ cảnh sát.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên