18/11/2014 16:20 GMT+7

Mang tro cốt chồng tới nhà mạng chứng minh chồng chết

PHẠM HỒNG PHƯỚC
PHẠM HỒNG PHƯỚC

TTO - Một ngày sau khi cha qua đời, con trai của David trực tiếp tới đại lý địa phương của T-Mobile để đóng tài khoản của cha.

Mỗi tháng, bà Maria, vợ ông David, vẫn cứ nhận hóa đơn cước và những tin nhắn thông báo trễ hạn nộp tiền 

Người cha là ông David Raybould, 57 tuổi, ở xứ Wales (Anh), người đăng ký gói cước 26 bảng Anh/tháng của nhà mạng di động T-Mobile UK..

Nhưng rồi mỗi tháng, bà Maria, vợ ông David, vẫn cứ nhận hóa đơn cước và những tin nhắn thông báo trễ hạn nộp tiền. Bà đã nhiều lần đem giấy chứng tử, thư xác nhận của nơi hỏa táng, hóa đơn mai táng,… tới chứng minh chồng đã mất.

Vậy mà chẳng hiểu sao, các hóa đơn và tin nhắn vẫn tiếp tục gửi tới. Mới nhất là ngày 8-11, hóa đơn T-Mobile ghi ông David nợ cước tổng cộng 129,48 bảng Anh. Nhà mạng đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp mạnh tay để thu hồi nợ.

Tới lúc này, chịu đời hết nổi, bà góa Maria bèn ôm nguyên cái bình đựng tro cốt của chồng tới cửa hàng T-Mobile địa phương để chứng minh ông David đã mất từ lâu.

Và cũng tới lần này, nhà mạng T-Mobile UK mới hoảng hồn xóa tên khách hàng, xóa hết nợ cước và gửi thư xin lỗi gia đình ông.

Tất nhiên với kiểu phục vụ khách hàng như vậy, T-Mobile UK đã bị gia đình David tẩy chay.

Microsoft cũng yêu… mã nguồn mở

Đành rằng Microsoft là một hãng phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm mã nguồn đóng, nhưng điều đó không ngăn được Satya Nadella, CEO của Microsoft, thú nhận trong một sự kiện truyền thông tại San Francisco (Mỹ) ngày 20-10-2014 rằng: "Microsoft yêu Linux". Nó trái ngược 180 độ với câu nói lừng danh hồi năm 2001 của Steve Ballmer, CEO cũ của CEO, rằng: "Linux là một chứng bệnh ung thư".

Đã bao năm, Microsoft tấn công mã nguồn mở Linux như một căn bệnh ung thư để rồi sau này mới nhận ra đó chính là "một người tình lý tưởng"

Đành rằng Microsoft là một hãng phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm mã nguồn đóng, nhưng điều đó không ngăn được Satya Nadella, CEO của Microsoft, thú nhận trong một sự kiện truyền thông tại San Francisco (Mỹ) ngày 20-10-2014 rằng: "Microsoft yêu Linux".

Nó trái ngược 180 độ với câu nói lừng danh hồi năm 2001 của Steve Ballmer, CEO cũ của CEO, rằng: "Linux là một chứng bệnh ung thư." Đã bao năm, Microsoft tấn công mã nguồn mở Linux như một căn bệnh ung thư để rồi sau này mới nhận ra đó chính là "một người tình lý tưởng".

Theo trang ZDNet (18-11), hiện có tới 20% số hệ điều hành chạy trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft là các biến thể của Linux.

Bản thân Microsoft cũng lần đầu tiên sử dụng giao thức TCP/IP trong Windows NT 3.5x và các phiên bản ban đầu của Microsoft HotMail dựa trên mã nguồn mở FreeBSD.

Năm 2008, Sam Ramji, hồi đó là giám đốc chiến lược công nghệ nền tảng của Microsoft, nói rằng: "Chiến lược mã nguồn mở của Microsoft tập trung vào việc giúp các khách hàng và đối tác được thành công trong thế giới công nghệ không đồng nhất ngày nay."

Vào năm 2011, Microsoft trở thành người đóng góp về mã lớn thứ 5 cho nhân Linux kernel. Họ làm cho Linux có thể hoạt động với công nghệ ảo hóa Microsoft Hyper-V nằm trong trung tâm của nền tảng đám mây Azure. 

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên