26/04/2015 10:27 GMT+7

Một giám đốc Google thiệt mạng trong trận động đất ở Nepal

MỸ LOAN - D. KIM THOA
MỸ LOAN - D. KIM THOA

TTO - Theo The Sydney Morning Heral, Giám đốc điều hành người Mỹ của Google Dan Fredinburg đã thiệt mạng do lở tuyết trên đỉnh núi Everest sau trận động ở Nepal gây ra.

Dan Fredinburg, 33 tuổi, là người đứng đầu bộ phận về quyền riêng tư tại Google X, một dự án nghiên cứu bí mật của Google. Fredinburg thiệt mạng khi đang đi cùng với đội thám hiểm của công ty Jagged Globe có trụ sở Anh. 

Gia đình của Fredinburg đã xác nhận anh tử nạn, do bị thương nặng ở đầu trong trận lở tuyết do động đất gây ra.

Hàng trăm người vẫn mắc kẹt trên đỉnh Everest - Ảnh: UST
Dan Fredinburg, 33 tuổi, một lãnh đạo của Google -Ảnh: Telegraph

Trong khi đó, thông tin hàng trăm người leo núi còn đang mắc kẹt trên đỉnh Everest sau động đất vẫn đang rất mơ hồ do sau động đất thông tin liên lạc bị gián đoạn trầm trọng ở Nepal. 

Có ít nhất 17 người được xác nhận đã thiệt mạng trong các trận lở tuyết do dư chấn của trận động đất gây ra.

Thông tin từ Bộ du lịch Nepal cho biết có khoảng 1.000 người đang leo núi khi động đất xảy ra, trong đó có 400 người nước ngoài đa số cắm trại rải rác khắp nơi trên đỉnh Everest. 

Carsten Lillelund Pedersen, một người leo núi đến từ Đan Mạch cho biết có khoảng 40 người đã thoát chết và đang được điều trị trong một bệnh viện lưu động.

Chưa có thông tin nào về người Việt Nam có tham gia trong vụ leo núi Everest đợt này hay không.

Trận động đất đã gây ra lở tuyết, khiến 17 người chết và hàng trăm người mắc kẹt trên núi Everest - Nguồn: Youtube
Một bé trai nở nụ cười sau khi được cứu khỏi đống đổ nát ở Kathmandu - Ảnh:Reuster

 

 Chạy đua cứu hộ nạn nhân

Thủ đô Kathmandu và những vùng lân cận  đang oằn mình trước hàng chục cơn dư chấn sau trận động đất mạnh 7,9 độ richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.900 người người.

Giới chức và người dân các địa phương đang phải dùng tay không để  đào bới những đống đổ nát tìm nạn nhân còn bị chôn vùi bên dưới.

Theo CNN, nhiều bệnh viện ở Nepal đã quá tải và đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân viên cũng như trang thiết bị y tế. Nguồn điện bị hư hỏng nặng cũng đang gây khó khăn cho các bệnh viện ở đây trong việc cứu chữa nạn nhân. “Những nạn nhân sẽ chết nếu chúng tôi không có điện”- bác sĩ Subhash Acharya viết trên Twitter.  

Trong tình trạng thông tin liên lạc bị hạn chế sau động đất, nhiều người đã chuyển sang mạng xã hội để tìm người thân của mình trong quang cảnh hoang tàn ở khắp Nepal.

Hãng google Ấn Độ đã mở hẳn một trang tìm kiếm nhằm giúp tìm kiếm thông tin về những người đang mất tích hoặc những người đã được tìm thấy.

Đại sứ quán Mỹ ở Nepal cho biết Washington cũng đã chi 1 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp cho Nepal và gửi lực lượng phản ứng thảm họa đến giúp Nepal tìm kiếm nạn nhân.

Quốc gia láng giềng như Ấn Độ cũng điều các đội tìm kiếm khoảng 300 người cùng trang thiết bị tìm kiếm cứu hộ như máy bay trực thăng, máy bay vận chuyển đến Kathmandu chỉ vài giờ sau khi động đất xảy ra.

Nhiều tổ chức cứu trợ nhân đạo khác cũng đã khẩn trương tìm cách tiếp cận khu vực bị nạn để ứng cứu ngay các nhu cầu thiết yếu trước tiên.

Nhiều người tụ tập ở gần một tòa nhà đã sập trong trận động đất
Cột điện ngã, quang cảnh hoang tàn sau động đất ở một con đường - Ảnh: CNN
Azim Afif, thanh viên đội leo núi đại học Teknologi của Malaysia chụp lại cảnh một khu cắm trại trên núi Everest sau động đất - Ảnh:CNN
Thi thể một nạn nhân nằm giữa đống đổ nát - Ảnh:CNN
Một nạn nhân bị chôn vùi đang được cứu - Ảnh:CNN
MỸ LOAN - D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên