19/10/2003 18:55 GMT+7

Những góp ý về mã nguồn mở ở Việt Nam

<A href=sorite2003@yahoo.co.uk" />

TTO - Sau sự xuất hiện rầm rộ của Vietkey Linux là những cuộc tranh luận nảy lửa của các chuyên gia mã nguồn mở về bản chất của sản phẩm này. Những sự kiện này cộng với sự thờ ơ, dè đặt và nghi ngờ của giới công nghệ thông tin VN với các sản phẩm mã nguồn mở dẫn tới 1 câu hỏi lớn “Tương lai của nền công nghệ thông tin mã nguồn mở ở Việt Nam sẽ ra sao?”

Sự thăng trầm của mã nguồn mở ở nước ta, chắc cũng ít người biết (vì mấy ai quan tâm đâu). Vietkey Linux dù nói gì thì cũng là một nốt thăng trong công cuộc phát triển mã nguồn mở ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó không phải là cột mốc để VN “chớp mắt” chuyển từ một nước 90% xài phần mềm ăn cắp bản quyền sang phần mềm mã nguồn mở, nhưng cũng có thể là lúc cho chúng ta suy nghĩ về hướng đi cho nền công nghệ thông tin mã nguồn mở.

Theo tôi, sự bất đồng ý kiến với một bộ phận đáng kể các lập trình viên Linux người Việt của nhóm Vietkey là một thất bại.

Công nghệ thông tin dựa vào vô số các phần mềm ứng dụng chứ không phải là hệ điều hành. Bạn thử quan sát thế giới Windows mà xem, có vô vàn các sản phẩm phần mềm cho vô vàn các ứng dụng trong đời sống. Đó chính là nguyên nhân (và cũng là sự ép buộc) để bạn phải cài đặt Windows lên máy tính ở nhà mình. Thế giới Linux cũng vậy, hàng trăm nghìn các lập trình viên Linux trên toàn thế giới đang ngày đêm viết những phần mềm thay thế cho những ứng dụng Windows.

Vietkey Linux cũng có thể trở thành một nền tảng thuần Việt thành công nếu nó nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ phía cộng đồng phát triển mã nguồn mở của VN. Nếu các lập trình viên Linux VN đồng lòng chọn lựa hỗ trợ cho Vietkey Linux cho các sản phẩm ứng dụng của mình, thì sẽ có hàng trăm hàng ngàn các phần mềm thuần Việt chạy hiệu quả trên Vietkey Linux cộng với sự hỗ trợ người dùng đến từ hàng nghìn các chuyên gia, các lập trình viên Linux. Nếu họ quay lưng lại thì hệ Vietkey Linux sẽ tràn ngập trong những sự cố kỹ thuật (do thiếu tương thích của phần mềm và hệ thống) và sự thiếu thốn các phần mềm ứng dụng. Tất nhiên kết quả cuối cùng là sự quay lưng của người dùng cuối (end-user). Xem ra bước đầu Vietkey Linux đã không được lòng các lập trình viên Linux cho lắm.

Để có được một nền công nghệ thông tin mã nguồn mở phát triển, chúng ta phải đầu tư vào phát triển “cộng đồng mã nguồn mở” hơn là vào phát triển “các sản phẩm mã nguồn mở”. Khác với các phần mềm thương mại, phần lớn các phần mềm mã nguồn mở Linux được phát triển, duy trì nhờ vào cộng đồng các lập trình viên Linux tự do và lại được phân phối và phổ biến bởi cộng đồng người dùng cuối Linux.

Trong cộng đồng Linux, mọi người bị ràng buộc bởi những luật lệ như giấy phép GPL và những luật lệ bất thành văn khác nữa. Vì vậy không phải mã nguồn của Linux là “miễn phí” như phần lớn mọi người tưởng, cái giá cho việc sử dụng những “tài sản trí tuệ” đó là bạn phải trở thành một bộ phận của thế giới Linux. Vậy phát triển thành cộng đồng, phát triển thông qua cộng đồng là tính chất quan trọng của nền công nghệ thông tin mã nguồn mở.

Có thể ví von rằng thế giới Linux như một ngôi nhà trò chơi, trong đó mọi đứa trẻ kết bạn với nhau và chia sẻ cho nhau những món đồ chơi cùng nhau đóng góp vào ngôi nhà chung của mình.

Chúng ta không thể chuyển từ: không xài phần mềm thương mại bất hợp pháp sang “đánh cắp” mã nguồn mở để xây dựng hệ thống riêng cho chính mình vì làm như thế đối với cộng đồng mã nguồn mở chúng ta vẫn xài phần mềm mã nguồn mở một cách bất hợp pháp. Vì vậy để sử dụng mã nguồn mở một cách hợp pháp, chúng ta phải xây dựng cộng động mã nguồn mở Việt Nam như là một bộ phận của cộng đồng mã nguồn mở thế giới. Tất nhiên một công ty hay một tổ chức có thể sử dụng mã nguồn mở mà lại đứng bên ngoài cộng đồng nhưng họ sẽ mất sự hỗ trợ và bị tẩy chay bởi cộng đồng mã nguồn mở.

Trở lại vấn đề nền công nghệ mã nguồn mở của chúng ta, nếu chúng ta có được một cộng đồng mã nguồn mở mạnh thì việc xuất hiện những sản phẩm như Vietkey Linux là tất yếu - vì nó là nhu cầu của cộng đồng và được sự hỗ trợ của cộng đồng. Còn hiện tại nó là sản phẩm ý chí một một nhóm vài chục bạn lập trình viên, việc phần lớn các thành viên khác trong cộng đồng không thích dùng hay không thích hỗ trợ nó là điều hiển nhiên.

Trước hết có thể bắt đầu từ các trường đại học. Việc chấm dứt sử dụng các phần mềm thương mại ở các trường đại học và sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong giảng dạy và học tập, sẽ tạo sức ép và động lực lớn cho các giáo viên và sinh viên. Chúng ta không e ngại sẽ thiếu các lập trình viên Windows hay các sản phẩm thương mại khác cho các công ty phần mềm vì các sinh viên thông thạo các sản phẩm mã nguồn mở có thể chuyển sang sử dụng hay phát triển các sản phẩm trên các nền tảng khác một cách dễ dàng. Như vậy trong vòng vài năm chúng ta sẽ có được một cộng đồng sử dụng và phát triển mã nguồn mở mạnh mẽ. Đó là tiền đề để xây dựng một nền công nghệ thông tin mã nguồn mở ở Việt Nam (SV ta toàn sử dụng Windows, MS Office và IE không làm sao khá nổi) .

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    cu\u1ed9c tranh lu\u1eadn n\u1ea3y l\u1eeda c\u1ee7a c\u00e1c chuy\u00ean gia m\u00e3 ngu\u1ed3n m\u1edf v\u1ec1 b\u1ea3n ch\u1ea5t c\u1ee7a s\u1ea3n ph\u1ea9m n\u00e0y. Nh\u1eefng s\u1ef1 ki\u1ec7n n\u00e0y c\u1ed9ng v\u1edbi s\u1ef1 th\u1edd \u01a1, d\u00e8 \u0111\u1eb7t v\u00e0 nghi ng\u1edd c\u1ee7a gi\u1edbi c\u00f4ng ngh\u1ec7 th\u00f4ng tin VN v\u1edbi c\u00e1c s\u1ea3n ph\u1ea9m m\u00e3 ngu\u1ed3n m\u1edf d\u1eabn t\u1edbi 1 c\u00e2u h\u1ecfi l\u1edbn \u201cT\u01b0\u01a1ng lai c\u1ee7a n\u1ec1n c\u00f4ng ngh\u1ec7 th\u00f4ng tin m\u00e3 ngu\u1ed3n m\u1edf \u1edf Vi\u1ec7t Nam s\u1ebd ra sao?\u201d" />