22/04/2019 16:59 GMT+7

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Nhân Ngày Trái đất, Google Doodle cho ra mắt đoạn clip hoạt hình về 6 sinh vật đặc biệt sống trong những môi trường khác nhau của Trái đất, trong đó có loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 1.

Loài động vật có xương sống nhỏ nhất trên Trái đất - Ảnh: GOOGLE

Ngày Trái đất 22-4 là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái đất, lần đầu được tổ chức năm 1970 tại Mỹ thu hút gần 20 triệu người tham gia.

Trong ngày này, hàng ngàn trường đại học và cao đẳng tổ chức biểu tình chống lại sự xuống cấp của môi trường cùng sự thờ ơ của các quốc gia về những vấn đề chung của Trái đất.

Từ đó đến nay, Ngày Trái đất luôn được người nhiều người và những nhà hoạt động môi trường trên khắp thế giới hưởng ứng vì môi trường thế giới. Đến năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22-4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất (International Mother Earth Day).

Năm 2019, nhân Ngày Trái đất, Google Doodle cho ra mắt đoạn clip hoạt hình về 6 sinh vật đặc biệt sống trong những môi trường khác nhau của Trái đất, trong đó có loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 2.

Loài có sải cánh rộng nhất Trái đất - Ảnh: SCIENCE

Hải âu lang thang (Tên khoa học: Diomedea exulans) là một trong những loài chim biển lớn nhất, đồng thời cũng đang giữ kỷ lục loài có sải cánh rộng nhất hiện vẫn còn tồn tại với chiều dài từ 2,51-3,5m.

Hiện loài này tập trung sống ở khu vực biển phía nam bán cầu, khu vực gần Nam Băng Dương.

Theo Liên minh Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), loài hải âu này được xếp vào nhóm sắp nguy cấp, số lượng cá thể trung bình giảm từ 1-2% một năm, có nơi lên đến 4%.

Đặc biệt trên đảo Macquarie (miền Nam Thái Bình Dương) chỉ còn dưới 10 cặp hải âu lang thang sinh sống.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 3.

Loài cây cao nhất trên Trái đất - Ảnh: GOOGLE

Hồng sam (Tên khoa học: Sequoia sempervirens) là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae, được mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1847.

Nó được xem là loài cây mọc cao nhất trên Trái đất, có thể đạt 115,5m (không tính phần rễ), đường kính thân cây lên đến 8,9m.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 4.

Từ giữa thế kỷ 19, số lượng loài hồng sam bị suy giảm nghiêm trọng - Ảnh: NATURE

Loài cây này cũng là một trong số những sinh vật sống lâu nhất trên địa cầu, trung bình sống 800-1.500 năm, có cây hơn 2.000 năm.

Giữa thế kỷ 19, những khu rừng hồng sam bị khai thác lấy gỗ trên quy mô lớn, đến nay khoảng 70% đã không còn vì tác động con người hoặc các biến động môi trường.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 5.

Loài nhái có kích thước chỉ 7,7mm - Ảnh: NATURE

Paedophryne amauensis là một loài nhái sinh sống ở Papua New Guinea được phát hiện lần đầu tháng 8-2009 và chính thức được mô tả khoa học vào tháng 1-2012.

Loài nhái này dài 7,7mm, đồng thời cũng là loài động vật có xương sống nhỏ nhất được biết đến.

Dù kích thước rất khiêm tốn, loài nhái này có khả năng "khinh công" khi có thể bật nhảy cao hơn 30 lần chiều dài cơ thể.

Hiện nay, loài nhái này đang được bảo vệ nghiêm ngặt vì nguồn gen quý của mình.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 6.

Nong tằm Amazon là một trong những loài thủy sinh lớn nhất - Ảnh: GOOGLE

Nong tằm hay sen Amazon (tên khoa học: Victoria amazonica) là một loài thực vật có hoa, kích thước lớn nhất trong họ súng, đồng thời cũng là một trong những loài thực vật thủy sinh lớn nhất thế giới.

Lá cây này có đường kính lên đến 3m nổi trên mặt nước, thân cây chìm dưới nước dài đến 8m, có hoa màu trắng và chuyển dần màu hồng khi chiều tối.

Sen Amazon cũng là quốc hoa của đất nước Guyana.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 7.

Bạn cùng thời với khủng long, cá vây tay, vẫn còn sống đến ngày nay - Ảnh: GOOGLE

Những cá thể cá vây tay (tên khoa học: Coelacanthiformes) đầu tiên xuất hiện trong các mẩu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa kỷ Devon, vào khoảng 407 triệu năm trước, cùng thời với… khủng long.

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 8.

Một trong những loài có tuổi thọ lâu đời nhất trên Trái đất - Ảnh: NATURE

Đây cũng là một trong những loài sống lâu đời nhất thế giới, hiện sinh sống chủ yếu ở khu vực biển Indonesia, Madagascar và Nam Phi…

Những sinh vật độc đáo được Google vinh danh nhân Ngày Trái đất - Ảnh 9.

Bọ đuôi bật hang sâu là loài sống được ở hang sâu nhất trên Trái đất - Ảnh: GOOGLE

Bọ đuôi bật hang sâu hiện là loài sống trong những hang sâu nhất trên Trái đất. Do sống hoàn toàn trong môi trường gần như ánh sáng, loài vật này tiêu biến mắt nhưng xúc giác lại rất phát triển để săn mồi.

Bọ đuôi bật hang sâu thuộc nhóm Bọ đuôi bật (Tên khoa học: Collembola), đây là một phân lớp động vật chân đốt cổ xưa nhất và đông đúc nhất trên Trái đất.

Ngày Trái Đất 2019: Tập đoàn TH gây ấn tượng bảo vệ môi trường Ngày Trái Đất 2019: Tập đoàn TH gây ấn tượng bảo vệ môi trường

TTO - Trong khuôn khổ Ngày Trái Đất 2019, Tập đoàn TH đã giới thiệu nhiều sáng kiến, giải pháp, sản phẩm thân thiện với môi trường, khích lệ khách hàng sống xanh và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải.

HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên