04/08/2021 18:08 GMT+7

Sở Công thương Hà Nội: Nhiều siêu thị, chợ đóng cửa nhưng hàng hóa vẫn dồi dào

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Sở Công thương Hà Nội cho biết mặc dù hiện nay có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa vì COVID-19 nhưng hàng hóa vẫn dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện và đáp ứng đủ nhu cầu.

Sở Công thương Hà Nội: Nhiều siêu thị, chợ đóng cửa nhưng hàng hóa vẫn dồi dào - Ảnh 1.

Người dân đi mua rau, củ tại một siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chiều 4-8, Sở Công thương Hà Nội cho biết để đảm bảo nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ người dân trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân.

Theo đó, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, TP Hà Nội chỉ đạo theo hai hướng như sau:

Thứ nhất, rà soát lại các vùng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên toàn TP để cơ cấu tổ chức lại sản xuất, chăn nuôi phù hợp nhu cầu tiêu dùng người dân trong phòng chống dịch nhằm đảm bảo nguồn tự cung cao nhất cho Hà Nội.

Thứ hai, tiếp tục kết nối với các tỉnh, thành cung cấp hàng hóa cho Hà Nội qua các kênh phân phối nhằm cân đối cung cầu, đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Đồng thời, TP đã ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa, kịp thời để chỉ đạo các lực lượng chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông, đến nay hàng hóa của các doanh nghiệp được lưu thông bình thường.

Về việc cấp luồng xanh cho ôtô của các doanh nghiệp, Sở Giao thông vận tải đã cấp (trong lĩnh vực công thương) được 1.443 xe; cấp mã xác nhận cho 4.351 xe môtô hai bánh phục vụ giao nhận, vận chuyển cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.   

Theo Sở Công thương Hà Nội, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch lây lan, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa dừng hoạt động.

TP đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa về phục vụ nhân dân (nhiều hệ thống đã tăng lên trên 50% so với ngày bình thường), đổi mới các hình thức kinh doanh (tăng cường bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7...).

Đồng thời, một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công suất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối. 

Hiện nay, các doanh nghiệp, địa phương đã tăng cường mở thêm các điểm bán như hệ thống VinShop đã mở đưa vào hoạt động 800 điểm bán hàng thiết yếu trên 30 quận, huyện, thị xã, sở đang phối hợp với Bưu điện Hà Nội để tiếp tục mở thêm 472 điểm bán hàng thiết yếu.

Đến nay, toàn TP có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được niêm yết công khai, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Theo thống kê, trong hai ngày đầu thực hiện giãn cách, sức mua tăng bình quân tại các hệ thống phân phối khoảng 30% so với ngày bình thường. Tuy nhiên, sau đó sức mua trở lại bình thường.

Sở Công thương Hà Nội cho biết mặc dù hiện nay có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa nhưng hàng hóa vẫn dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

55 khách sạn, siêu thị, bệnh viện ở Hà Nội liên quan 30 ca mắc ở Công ty Thanh Nga 55 khách sạn, siêu thị, bệnh viện ở Hà Nội liên quan 30 ca mắc ở Công ty Thanh Nga

TTO - Sáng 3-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa công bố 55 khách sạn, siêu thị, bệnh viện liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga - nơi ghi nhận 30 ca mắc COVID-19.

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên