Thứ 2, ngày 8 tháng 3 năm 2021
Sớm cấp phép băng tần 2.6 GHz, mở nút thắt cho 4G
TTO - Các nhà mạng khẳng định tần số 2.6 GHz trở thành tài nguyên quan trọng nhất hiện nay để đảm bảo chất lượng mạng 4G thực sự vượt trội so với 3G, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố có mật độ tập trung thuê bao 4G lớn.

Dự kiến trong năm 2020, chất lượng mạng 4G sẽ được cải thiện và mạng 5G sẽ được bắt đầu triển khai - Ảnh: CẨM THỦY
Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G trước ngày 20-6-2020.
Băng tần 2.6 GHz chưa được cấp phép khai thác đang là nút thắt đối với hoạt động của các nhà mạng, làm hạn chế cả về quy mô phát triển và chất lượng dịch vụ viễn thông di động. Với việc băng tần 2,6GHz được đưa vào khai thác, các nhà mạng đều khẳng định chất lượng mạng 4G sẽ tăng vượt trội.
Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1.800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới.
Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và có 4 doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác băng tần này.
Nhà mạng Viettel vừa được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm tần số mới 2.6 GHz tại 12 tỉnh, thành. Tại các khu vực có tần số mới, tốc độ mạng 4G của Viettel sẽ cao gấp 2 lần so với hiện tại.
Sẽ dừng 2G
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), mạng di động tại Việt Nam hiện đang duy trì bốn công nghệ di động, gồm 2G, 3G, 4G và 5G, buộc doanh nghiệp phải duy trì vận hành, khai thác cùng một lúc cả 4 mạng di động riêng biệt dẫn đến tài nguyên tần số vô tuyến điện bị chia nhỏ, hiệu quả khai thác tài nguyên giảm.
"Doanh nghiệp tốn kém chi phí vận hành, không tập trung được nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động thế hệ mới" – Cục Viễn thông đánh giá.
Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trong năm 2020 sẽ xây dựng lộ trình và phương án trình Chính phủ dừng công nghệ viễn thông 2G.
Đồng thời sớm cấp phép thương mại 5G để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai mạng 5G.
-
TTO - Các tỉnh, thành gồm TP.HCM, Hà Nội và Hải Dương đang tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế. Ngày tiêm đầu tiên lại trùng vào Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 và điều đặc biệt người được tiêm đầu tiên đều là nữ nhân viên y tế.
-
TTO - Thời gian gần đây, nhiều người phản ảnh bỗng dưng thành con nợ, các ngân hàng và cả công ty tài chính cũng gặp nạn khi nhiều vụ kẻ xấu làm giả tinh vi chứng minh nhân dân, cả hộ khẩu để rút tiền.
-
TTO - Sáng 8-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã tự tay tiêm vắc xin COVID-19 cho chị Đỗ Thị Nhài, nhân viên trạm y tế phường Tân Hưng, Hải Dương. Sau đó ông dặn dò kỹ lưỡng những thông tin cần lưu ý sau tiêm.
-
TTO - Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 10 đồng phạm khác bị xét xử do gây ra những sai phạm liên quan dự án ethanol Phú Thọ.
-
TTO - Nửa đêm, khi nhiều người đã yên giấc thì các nữ cửu vạn tại chợ Long Biên (TP Hà Nội) vẫn căng mình kéo những xe hàng. Với họ, ước mong ngày 8-3 chỉ đơn giản là có nhiều việc để kiếm tiền nuôi gia đình, chồng yêu thương vợ hơn...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận