14/02/2021 07:28 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Các con cứ ở lại, sau Tết về cũng không sao

MINH TUỆ
MINH TUỆ

TTO - Tết con trâu này, nhiều người đã thấm thía với 2 từ "tha hương", bởi dịch bệnh đã khiến mùa xuân đoàn tụ bị gián đoạn với không ít gia đình. Với tôi, xuân đến nơi Hà thành giữa thời điểm dịch bệnh làm phảng phất trong tôi mùi khói bếp quê nhà.

Tết xưa - Tết nay: Các con cứ ở lại, sau Tết về cũng không sao - Ảnh 1.

Tết đến giữa thời điểm dịch bệnh bùng phát nên nhiều gia đình đã ở lại Thủ đô đón Tết - Ảnh chụp chiều 30 Tết tại Vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội - Ảnh: MINH TUỆ

Cữ tháng Chạp, mùa đông xứ Bắc khiến những ai xa quê chợt thấy chạnh lòng. Trong cái hối hả tấp nập chốn thị thành, mỗi người đều có một dự định, một trông ngóng cuối Chạp này về thắp hương nơi mộ phần tiên tổ, thăm, biếu quà các cụ già, lì xì cho cho các cháu nhỏ.

Quê tôi ở vùng đất nhãn Hưng Yên, cách Hà Nội gần 100 cây số nên hàng chục năm nay, năm nào vợ chồng tôi và các con cũng về quê ăn Tết cùng mẹ tôi - người vừa bước qua tuổi 80.

Về quê, trong bao nhiêu hương vị xuân, có một mùi tết không lẫn vào đâu được, ấy là mùi khói bếp. Dẫu mỗi nhà đều đã sắm một bộ bếp gas hoặc bếp từ, nhưng dịp giáp Tết, vẫn có mùi khói bếp lan toả trong gió heo may, bởi ai đó đang nhen lửa đun nồi bánh chưng, ninh nồi canh xương nấu măng bằng củi tre, củi nhãn...

Để cho lửa bén và cháy đượm, bếp lửa được cho thêm trấu xung quanh, vì thế mà bếp thường tỏa ra mùi khói trấu, mùi than củi quyện với hơi ẩm của mưa xuân. Khi tay chân đang cóng, ngồi bên bếp hồng, một lúc đã thấy toàn thân ấm sực, hai má ửng đỏ như thiếu nữ vừa vội điểm trang...

Giữa lúc ngoài trời đang mưa rét, ngồi bên bếp lửa hồng canh nồi bánh chưng cho cha mẹ, chẳng cô bé, cậu bé nào muốn rời bếp, dù cho đôi lúc khói bếp phảng phất bay làm cay xè đôi mắt.

Tết xưa - Tết nay: Các con cứ ở lại, sau Tết về cũng không sao - Ảnh 2.

Tết đến giữa thời điểm dịch bệnh bùng phát nên nhiều gia đình đã ở lại Thủ đô đón Tết - Ảnh chụp chiều 30 Tết tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội - Ảnh: MINH TUỆ

Nhớ quê, nhớ Tết, ở nơi xa, tôi vẫn thường nhớ về mùi khói ấy. Năm nay do dịch bệnh nên cả nhà tôi không thể về quê ăn Tết. Gọi điện về nhà hỏi mẹ nồi bánh chưng năm nay đầy hay vơi hơn năm trước, mẹ bảo các con không về mẹ không gói bánh, nếu dịch bệnh không còn thì ra tết mẹ sẽ làm nồi bánh mới.

Tết này thật đặc biệt, bởi dịch bệnh nên mọi người đều tự giác hạn chế dịch chuyển, mẹ tôi bảo ở quê, những gia đình có con cháu ở xa cũng chẳng ai về, các con cứ ở lại, sau tết về cũng không sao.

Mẹ tôi bảo vậy nhưng tôi biết mẹ đang trông ngóng thời điểm sum vầy cùng con cháu, còn lòng tôi thì khôn nguôi nhớ nhà, nhớ người thân vào mỗi dịp năm mới. Với tôi, tết xưa khi còn hồn nhiên thơ bé là thời điểm được cha mẹ mua sắm cho bộ quần áo mới, được người lớn lì xì mừng tuổi những tờ bạc xanh đỏ.

Tết nay, tôi và những người con người cháu cùng trang lứa coi là dịp tri ân người thân đôi bên nội ngoại, bởi cả năm đi xa, chỉ ngày tết mới có dịp đến thăm họ hàng, và chúng tôi biết quy luật nghiệt ngã của thời gian làm cơ hội tới thăm người thân trong họ tộc của chúng tôi mỗi năm như một ít đi.

Tôi có một người cô (là em gái của bố tôi), trong năm, đôi ba lần tôi có dịp gặp cô trong các đám cưới, đám giỗ trong họ, lần nào gặp tôi, mắt cô cũng long lanh ướt. Cô bảo nhìn cháu có khuôn mặt giống hệt bố, khuôn mặt ấy làm cô không thể cầm lòng khi nghĩ về bố cháu.

Bố tôi mất đã lâu, nhưng hình bóng người anh trai vẫn in đậm trong ký ức cô, dù tới nay cô đã sống qua hơn tám thập kỷ. Mỗi lần như thế, tôi lại thấy gai người khi nắm lấy đôi tay gầy guộc của cô, và lần nào cũng thấy nước mắt cô lăn dài trên má.

Tôi hiểu được tâm trạng ấy của cô và chạnh nghĩ mình vừa bước qua tứ thập, gần bằng nửa tuổi cô mà lòng mình đã thổn thức khôn nguôi khi nghĩ về những người ruột thịt, những người thân của hai bên nội, ngoại và xót xa nghĩ tới ngày nào đó họ vắng mặt trong ngày tết sum vầy cùng con cháu.

Tết con trâu này, nhiều người đã thấm thía với hai từ "tha hương", bởi dịch bệnh đã khiến mùa xuân đoàn tụ bị gián đoạn với không ít gia đình. Với tôi, xuân đến nơi Hà thành giữa thời điểm dịch bệnh làm phảng phất trong tôi mùi khói bếp quê nhà.

Chắc nhiều người xa quê cũng có chung tâm trạng ấy, khi chỉ vừa nghĩ tới khói bếp thoảng bay mà đã làm cay đôi mắt.

Tính đến 24h ngày 13-2, sau 30 ngày phát động, đã có 1.115 bài dự thi gửi đến tham gia diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn các bạn đọc sau đã email gửi bài dự thi đến địa chỉ tet@tuoitre.com.vn:

Ngày 11-2: Dương Bàn, Oanh Truong, Thanh Tong Nguyen, Kim Linh Chi Châu Nguyễn, Quang Hùng Phạm, Thuy Huong Nguyen, Chi Nguyen, Hậu Nguyễn, Han Tran, Thu Hien, Nhi Nguyen, Thao Phuong, Hoang Uyen Tran, Thu Dan Tran, Minh Trang Quang, Nhung Lê Thị, Hy Mai Văn, Kieu Oanh, Xinh Nguyễn, Tuan Cuong, Thi Thuy Tran, Long Bao, Hoàng Uyên Trần, Mạnh Hùng, Thọ Lê Quang, Minh Bui, Nhi Hoàng, Hoang Huy Nguyen, Le Quang Huy, Hao Ta, BZT Thao, Sen Pham.

Ngày 12-2: Chau Nguyen, Tân Neha, nguyen Thao Le, Vũ Thu Hà, Chung Nguyen Hoang, JILL, ZooM TV, My Nguyen, Thu Nguyen, Duy Trần Quốc, Yen Trinh Nguyen, Phạm Kiên, Tuan Nguyen Anh, Thao Truong Van, Bình Phạm Đức, Duong Van Giau, Le Van Tam, Son Luong Thanh, Vân Phạm, Minh Thi Pham, Tín Trương Công, Duy Buu.

Ngày 13-2: Trung Hồ, Toan Le, Anh Tuyen Nguyen, Mua Xuan, Thanh Lê, Nguyen Quynh Thu, Thuy Duong Duong, Thao Truong Van, hiền Nguyễn, Minh Binh, Lưu Đức Bình Minh, Dung Nguyen, Xuân Thi Phùng Thị, Minh Sư Channel, Hữu Minh Nguyễn.

banner Têt xưa - Tết nay

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Không có nơi nào đầy đủ bằng chợ, nhất là chợ Tết Tết xưa - Tết nay: Không có nơi nào đầy đủ bằng chợ, nhất là chợ Tết

TTO - Chợ quê ngày tết có bấy nhiêu nhưng luôn thôi thúc tôi trở về. Sau này khi đã đi qua rất nhiều khung trời tôi mới hiểu rằng ở bất cứ vùng đất nào trên thế giới đều có những phiên chợ quê, kể cả những thành phố xa hoa như Paris, New York.

MINH TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên