15/11/2018 12:56 GMT+7

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm

HỒNG PHƯƠNG - MỸ DUYÊN
HỒNG PHƯƠNG - MỸ DUYÊN

TTO - Ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, nhấn mạnh như thế tại buổi sơ kết và tọa đàm 'Đã uống rượu bia thì không lái xe' vào sáng 15-11 tại báo Tuổi Trẻ.

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 1.

Các khách mời tại buổi tọa đàm sáng 15-11 - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Diễn đàn "Đã uống rượu bia thì không lái xe" (từ ngày 23-10 đến ngày 15-11) là nơi để bạn đọc chia sẻ ý kiến, đóng góp thông qua những bài viết xoay quanh chủ đề này là hoạt động có ý nghĩa hướng đến cộng đồng.

Nhằm sơ kết lại những ý kiến đóng góp và tìm ra giải pháp kêu gọi mọi người nâng cao ý thức không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng chất có cồn, báo Tuổi Trẻ và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (UB ATGTQG) với sự đồng hành của Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam tổ chức buổi sơ kết diễn đàn và tọa đàm "Đã uống rượu bia thì không lái xe".

Phạt nhiều, vi phạm vẫn nhiều, phải làm sao? 

Mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Cao Huy Thọ gợi câu chuyện vụ tai nạn thương tâm tại ngã tư Hàng Xanh (Q. Bình Thạnh, TPHCM) khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ khi một tài xế sau khi uống thức uống có cồn đã điều khiển phương tiện gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.

Nhà báo Huy Thọ đặt vấn đề: rượu bia không có tội, con người sử dụng thế nào và hành động ra sao đều phải hướng đến nhận thức, vậy giải pháp cho thực trạng này là gì?

Trung tá Nguyễn Trọng Sơn kiến nghị xem xét tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông - VIDEO: ĐAN THUẦN

Trung tá Nguyễn Trọng Sơn - Phó phòng CSGT đường bộ và đường sắt TP.HCM, cho biết cảnh sát giao thông "đánh" vào nhận thức của người vi phạm. Nhưng tại sao phạt nhiều như vậy mà vẫn vi phạm? Mức phạt đủ sức răn đe chưa?

"Lãnh đạo CSGT luôn quán triệt anh em phải kiềm chế cảm xúc lại. Lâu nay giao thông chạy theo phần ngọn nhiều quá, mong muốn qua diễn đàn này phải phát triển tuyên truyền này rộng hơn nữa, thay đổi nhận thức dần và cải thiện ý thức chấp hành. Song với đó, các nhà sản xuất bia rượu nên dán băng rôn, khẩu hiệu tại các quán bia rượu", Trung tá Nguyễn Trọng Sơn chia sẻ.

Bác sĩ Lê Minh Quang - Giám đốc điều hành Bệnh viện quốc tế City, cho biết bia rượu vẫn có lợi cho sức khỏe con người nếu uống vừa phải: một ngày không quá 2 lon bia với nam giới và 1 lon với nữ. Nhưng uống nhiều quá thì hại.

"Một lon bia đã làm giảm ảnh hưởng phản xạ khiến con người cảm thấy thư giãn, hai lon bia trở lên thì tình trạng đó sẽ xấu hơn, khó kiểm soát được bản thân, từ lon thứ 3 trở đi là đã không kiểm soát được tốc độ", bác sĩ Quang chia sẻ.

Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh CSGT khi kiểm tra cứ có nồng độ cồn là xử phạt, đồng thời phải xử lý nghiêm các bãi giữ xe quán nhậu.

Ông cũng ủng hộ việc đặt trạm CSGT trước quán nhậu. Chủ quán phải có trách nhiệm khuyên, người đã uống thì đừng lái xe. Quán nhậu khi nhìn thấy khách uống mà lái là vô đạo đức, cổ vũ khách uống, khách lái xe gây tai nạn là tiếp tay cho người vi phạm.

Ông Khuất Việt Hùng phát biểu tại tọa đàm - VIDEO: ĐAN THUẦN

Ý thức kém gây ra hậu quả 

Ông Hùng kêu gọi nâng cao ý thức xã hội của những người kinh doanh rượu bia, thực hiện xử phạt nhiều hơn nữa, dùng kết quả xử phạt để tuyên truyền. Đồng thời, ông Hùng đề nghị Heineken, Hiệp hội rượu bia gửi thông điệp đến các người tiêu thụ bia, phải có trách nhiệm với khách hàng.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên gia tâm lý, đề xuất giải pháp ưu tiên xử phạt, hướng dẫn uống có trách nhiệm, uống an toàn. Đặc biệt giáo dục nêu gương tại các cơ quan, đoàn thể, song giáo dục lòng yêu người yêu mình của mỗi cá nhân tại gia đình và nhà trường rất quan trọng.

Bạn đọc Trần Kiêm Hạ, một tài xế lái xe lâu năm, chia sẻ bản thân anh là người cầm lái, trong bàn nhậu, từ chối được hay không là bản lĩnh của tài xế. 

"Tôi chấp nhận bị cô lập vì còn phải lái xe. Phải thấy rằng cuộc vui không đáng kể mà lại gây nguy hiểm cho nhiều người. Anh em lái xe phải hiểu được điều đó, nhắc nhở nhau lái xe nhớ đừng uống", anh nói.

Bạn đọc Trần Kim Hạ chia sẻ những câu chuyện khi ông còn là tài xế - VIDEO: ĐAN THUẦN

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Việt - chủ tịch Hiệp hội bia rượu và nước giải khát Việt Nam, ghi nhận những ý kiến và đóng góp của các khách mời. Ông cũng cho rằng để giảm thiểu những vụ việc đáng tiếc do bia rượu gây ra, cần cả xã hội phải chung tay, trong đó có cả vai trò của doanh nghiệp bia rượu.

Tham dự tọa đàm, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc truyền thông Heineken Việt Nam, nói thay đổi hành vi nhận thức là vấn đề khó khăn, không phải ngày một, ngày hai. "Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam luôn ý thức vai trò của mình trong hoạt động tuyên truyền này và thường xuyên hợp tác với UB ATGTQG truyền tải thông điệp 'Đã uống rượu bia thì không lái xe'. Năm 2017 chương trình đã tiếp cận tới hơn 8 triệu người tiêu dùng, phối hợp với các hãng taxi tặng 130.000 phiếu taxi miễn phí để đưa khách về nhà an toàn sau khi dùng đồ uống có cồn.

Heineken rất mong được đồng hành cùng các cơ quan, hiệp hội, chính quyền và các cơ quan truyền thông để tiếp tục các hoạt động tuyên truyền trên. Mỗi cơ quan, doanh nghiệp... ai có thế mạnh gì thì cùng góp tay vào, góp ý tưởng sáng tạo để truyền tải thông điệp đã uống rượu bia thì không lái xe tới người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Điểm khác biệt của chương trình năm nay là chúng tôi đang phối hợp với các điểm bán, triển khai thí điểm các điểm bán kiểu mẫu, tăng cường nhắc nhở khách hàng về thông điệp này tại điểm bán để đẩy mạnh hiệu quả tuyên truyền", bà Nguyễn Vân Anh chia sẻ.

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 6.

Nhà báo Đỗ Văn Dũng - Phó tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu mở đầu tọa đàm - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 7.

Trung tá Nguyễn Trọng Sơn chia sẻ những khó khăn của cơ quan chức năng khi kiểm tra xử lý vi phạm người sử dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện giao thông - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 8.

Ông Lê Minh Quang chia sẻ tác hại của việc lạm dụng rượu bia - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 9.

Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh phải nâng cao ý thức người dân không sử dụng rượu bia và lái xe - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 10.

Tiến Sĩ Phạm Thị Thúy nhấn mạnh giáo dục trong gia đình và nhà trường là cốt lõi - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 11.

Ông Nguyễn Văn Việt nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp bia rượu trong việc tuyên truyền thông điệp - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Thấy khách say rượu lái xe không nhắc là tiếp tay vi phạm - Ảnh 12.

Bạn đọc Trần Kiêm Hạ chia sẻ những câu chuyện thực tế xoay quanh diễn đàn "Đã uống rượu bia thì không lái xe" - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Lạm dụng rượu bia, phải xử thật nghiêm! Lạm dụng rượu bia, phải xử thật nghiêm!

TTO - Say xỉn không chỉ dẫn tới hậu quả khi lái xe gây tai nạn giao thông (TNGT) mà còn tác hại lâu dài đến sức khỏe, gây xung đột trong gia đình, xóm giềng... Và nhiều kiểu tác hại khác từ tệ nạn lạm dụng đồ uống có cồn.

HỒNG PHƯƠNG - MỸ DUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên