28/05/2021 14:40 GMT+7

Uber lần đầu tiên ký thỏa thuận với một nghiệp đoàn đại diện cho các lái xe ở Anh

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Công ty dịch vụ đặt xe trực tuyến Uber của Mỹ đã công bố một thỏa thuận 'lịch sử' với một nghiệp đoàn Anh có tên gọi GMB, đại diện cho 70.000 lái xe ở Anh.

Uber lần đầu tiên ký thỏa thuận với một nghiệp đoàn đại diện cho các lái xe ở Anh - Ảnh 1.

Xe Uber trên đường phố ở Luân Đôn, Anh. Ảnh: boldbusiness.com

Ngày 26/5, công ty dịch vụ đặt xe trực tuyến hàng đầu thế giới Uber của Mỹ đã công bố một thỏa thuận 'lịch sử' với một nghiệp đoàn Anh có tên gọi GMB, đại diện cho 70.000 lái xe ở Anh.

Theo thỏa thuận, Uber đã chính thức công nhận một nghiệp đoàn bao gồm 620.000 thành viên đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Anh. Như vậy, các lái xe đang làm việc cho Uber ở Anh sẽ được hưởng các quyền lợi, gồm hưởng mức lương tối thiểu và được nghỉ phép có lương.

Giám đốc điều hành của Uber tại châu Âu, ông Jamie Heywood cho biết với thỏa thuận này, Uber là công ty đầu tiên trong lĩnh vực dịch vụ đặt xe đảm bảo quyền lợi cho các tài xế. Uber cũng cho biết sẽ hỗ trợ các lái xe ở Anh nếu muốn chọn đăng ký làm thành viên GMB, đồng thời đại diện nghiệp đoàn này sẽ được cấp quyền truy cập vào các trang web hỗ trợ của công ty nhằm khuyến khích kết nạp thêm thành viên mới.

Về phần mình, ông Mick Rix, một quan chức của GMB nhấn mạnh: 'Khi các công ty công nghệ tư nhân và các nghiệp đoàn có thể phối hợp với nhau, mọi người đều được hưởng lợi'. Ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp khác cần có hành động tương tự.

Động thái trên được đưa ra sau khi Tòa án Tối cao Anh ra phán quyết công nhận các quyền của người lao động đang làm việc cho Uber. Trước đó, Uber cũng phải đối mặt với nhiều phán quyết của tòa án tại các quốc gia khác nhau, yêu cầu công ty này coi những người đang làm việc cho mình là nhân viên hợp đồng, không phải là lao động tự do. Tại Mỹ, tòa án cấp cao bang California đã khẳng định tính hợp pháp của kết quả một cuộc trưng cầu dân ý cho phép người lao động hợp đồng, như tài xế Uber, được đối xử như những nhà thầu tự do. Trong khi đó, tại Italy, các công bố viên tuyên bố các hãng dịch vụ giao đồ ăn, bao gồm cả Uber Eats, phải coi người giao hàng là nhân viên được công ty tuyển dụng chứ không phải lao động độc lập, đồng thời phạt các công ty này 733 triệu euro vì vi phạm quy tắc an toàn lao động.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên