Thứ 6, ngày 27 tháng 5 năm 2022
Việt Nam vẫn đứng cuối bảng về chính sách điện toán đám mây
TTO - Việt Nam đứng thứ 24 trên tổng số 24 nền kinh tế hàng đầu trong báo cáo Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018 vừa được Liên minh phần mềm BSA công bố.

Việt Nam tiếp tục đứng chót bảng về chính sách điện toán đám mây. - Ảnh: BSA
Năm 2018, phần lớn các nước đều tiếp tục có sự tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số thị trường đang bị tụt lại phía sau. Đức là nước có điểm số cao nhất trên Thẻ điểm – nhờ áp dụng các chính sách quốc gia về an ninh mạng và khuyến khích tự do thương mại – tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này, gồm: Nga, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Thẻ điểm này được đánh giá tổng hợp từ các chỉ số về: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; An ninh mạng; Tấn công mạng; Quyền sở hữu trí tuệ; Tuân thủ tiêu chuẩn công nghiệp và quy tắc quốc tế; Thúc đẩy tự do thương mại; Mức độ sẵn sàng về CNTT và việc triển khai băng thông rộng.
Tổng số điểm của Việt Nam chỉ đạt 36,4 điểm, thua xa quốc gia đứng đầu là Đức với 84 điểm. Trong tổng số điểm của Việt Nam, các điểm số về thúc đẩy tự do thương mại (0,5 điểm) và an ninh mạng (1 điểm) đạt mức thấp nhất.
Vị trí 24/24 - tức là vẫn đứng chót bảng kể từ khi công bố Thẻ điểm lần trước - là một dấu hiệu cho thấy môi trường pháp lý, thể chế về điện toán đám mây của Việt Nam đang hạn chế đổi mới, sáng tạo về điện toán đám mây.
Thẻ điểm Điện toán đám mây toàn cầu BSA 2018 – phiên bản mới nhất của nghiên cứu cũng là duy nhất hiện nay về xếp hạng mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc chấp nhận và phát triển các dịch vụ điện toán đám mây – sử dụng một phương pháp mới để phản ánh chính xác hơn về những chính sách giúp điện toán đám mây đạt được sự tăng trưởng gấp bội trong 5 năm qua, trong đó chú trọng hơn vào luật định của các quốc gia về bảo vệ bí mật và an ninh mạng cũng như hạ tầng băng rộng.
Bà Victoria Espinel, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BSA, chia sẻ: “Thẻ điểm là công cụ giúp các quốc gia tự đánh giá các chính sách của mình theo hướng xây dựng để xác định những bước tiếp theo nhằm tăng cường chấp nhận công nghệ điện toán đám mây. Điện toán đám mây cho phép mọi người tiếp cận được những công nghệ mà trước đây chỉ có ở các tổ chức lớn, từ đó mở đường cho việc tăng cường khả năng kết nối, đổi mới, sáng tạo.
Những nước cho phép sự dịch chuyển tự do của các luồng dữ liệu, có giải pháp an ninh mạng tối tân, có biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ, có cơ sở hạ tầng CNTT tốt sẽ tiếp tục gặt hái được lợi ích từ điện toán đám mây cho cả doanh nghiệp và người dân.”
-
TTO - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Phan Viết Lượng cho rằng sách giáo khoa là sản phẩm thiết yếu nên cần định giá cho phù hợp và không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá lên được.
-
TTO - Người thứ 6 liên quan vụ án xảy ra tại 'tịnh thất Bồng Lai' bị bắt là Lê Thanh Nhị Nguyên.
-
TTO - Khuya 26-5, cơn mưa kèm dông gió mạnh khiến nhiều cây xanh bị tét nhánh, bảng hiệu hư hại... Cơ quan khí tượng cảnh báo hôm nay hình thái này còn tiếp tục duy trì nhưng cường độ sẽ không mạnh bằng.
-
TTO - Đến thời điểm này, hầu hết các trường tiểu học và THCS ở Thanh Hóa đã bế giảng năm học 2021-2022. Suốt năm học vừa qua, thầy trò lớp 2 và lớp 6 của tỉnh này phải 'dạy chay, học chay' vì chưa được cấp thiết bị, đồ dùng dạy học.
-
TTO - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, Vĩnh Long vừa bị Ủy ban kiểm tra tỉnh này kỷ luật hình thức khiển trách với nhiều lỗi vi phạm trong quá trình công tác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận