26/08/2017 18:28 GMT+7

Viettel thành nhà đầu tư Việt Nam lớn nhất tại Myamar

THẾ TRUNG
THẾ TRUNG

Với tổng số vốn đầu tư của dự án gần 1,5 tỉ USD vào lĩnh vực viễn thông Myanmar, Viettel đã đưa Việt Nam trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai Asean tại thị trường này.

Mytel - dự án của Tập đoàn Viettel đã đưa Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Myanmar và đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN

Tháng 8-2017, Mytel - thương hiệu của Viettel tại thị trường Myanmar bắt đầu cung cấp những dịch vụ đầu tiên như cho thuê kênh - đúng vào thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Myanmar.

Theo kế hoạch, trong quý 1/2018, Mytel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ di động với mạng 4G Only. Vào thời điểm chính thức cung cấp, Mytel sẽ có 7.200 trạm phát thu phát sóng, phủ sóng 90% dân số, cùng mạng cáp quang 33.000km.

Với cáp quang, Mytel sẽ là mạng lớn gấp 2 lần so với đối thủ lớn nhất. Trước đó, quốc gia này chủ yếu dùng cáp đồng và viba, tỉ lệ cáp quang thấp, chỉ đạt dưới 1.000 km/triệu dân; nhưng với mạng cáp của Mytel, tỉ lệ này tăng lên 50%.

Liên doanh Mytel, trong đó Viettel nắm 49% vốn  đã đưa Việt Nam từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar và trở thành nhà đầu tư số 2 trong ASEAN đầu tư nhiều nhất vào quốc gia này (tính tới tháng 6/2017).

Dự án này của Viettel chiếm tới 66% tổng số vốn các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại đây.

Việc đầu tư vào một dự án viễn thông lớn, bài bản về hạ tầng viễn thông Myanamar của Viettel đã trở thành một điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia.

Và như ông Aung Naing Oo, Thư ký Uỷ ban đầu tư Myanmar nhận xét về dự án trọng điểm nhất - Mytel: “Viettel đóng góp rất lớn vào lĩnh vực viễn thông tại Myanmar và Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn tại Myanmar trong đầu tư trực tiếp từ nước ngoài”. 

Tiên phong khai phá thị trường Myanmar là tập đoàn C.T Group. Năm 2009, C.T Retail (thành viên của C.T. Group) mở chuỗi siêu thị mini, sau đó xây dựng liên tiếp 2 khu phức hợp vào năm 2013 tại Yangon - thành phố đông dân nhất của Myanmar.

Tổng đầu tư hiện tại của  C.T Group vào thị trường này lên tới 150 triệu USD.

Từ mở đầu thuận lợi của C.T Group, Hoàng Anh Gia Lai tiếp bước trên lĩnh vực bất động sản với số vốn ban đầu lên tới 440 triệu USD.

BIDV tiên phong trong dịch vụ ngân hàng với khoản đầu tư 85 triệu USD và đặt mục tiêu sớm chạm đích 300 triệu USD tổng tài sản sau 3 năm hoạt động. FPT và Viettel cùng chia sẻ sân chơi viễn thông.

Tính đến cuối năm 2016, tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam vào Myanmar là 1 tỉ USD với gần 70 dự án được cấp phép.

Năm 2016, sau gần 15 năm tham gia thị trường Myanmar, Tập đoàn Viettel đã thành lập được liên doanh với 2 công ty bản địa nhằm thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỉ USD để xây dựng mạng viễn thông hiện đại, có vùng phủ sóng rộng nhất Myanmar.

THẾ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên