08/12/2023 19:58 GMT+7

56% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Báo cáo về lương và thị trường lao động năm 2024 của Navigos Search, 56% trong số 555 doanh nghiệp khảo sát đã phải cắt giảm lao động. Tuy nhiên, 59% cho biết sẽ tuyển dụng khoảng 25% nhân sự trong năm tới.

Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2024 theo khảo sát 555 doanh nghiệp - Nguồn: Navigos Search

Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2024 theo khảo sát 555 doanh nghiệp - Nguồn: Navigos Search

Hầu hết ngành nghề đều cắt giảm lao động

Báo cáo được Navigos khảo sát 4.000 người lao động và 555 doanh nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam cũng như trải đều các lĩnh vực ngành nghề.

Trong 311 doanh nghiệp có phương án cắt giảm, cắt giảm lao động mạnh tay là các doanh nghiệp chứng khoán khi 100% doanh nghiệp ngành này cắt giảm 25 - 50% nhân sự.

Cũng vậy, không ít doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng, bất động sản, dịch vụ tư vấn cắt giảm từ 50 - 75% nhân sự. Trong đó, 5% số công ty ngành dịch vụ tư vấn cắt giảm trên 75% nhân sự.

Tuy nhiên, có đến 59% trong số 555 doanh nghiệp trả lời sẽ tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong một năm tới. 15% có nhu cầu tuyển dụng 25 - 50% nhân sự và 18% không có nhu cầu tuyển dụng.

Rất ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự số lượng lớn trong vòng một năm tới. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng từ 50 - 75% nhân sự và tuyển dụng thêm trên 75% nhân sự (chỉ chiếm hơn 1% số đơn vị được khảo sát).

Báo cáo cũng chỉ ra các phòng ban mà doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng thời gian tới có kinh doanh, bán hàng (62%); sản xuất (26%) và truyền thông, tiếp thị (20%).

Ngoài ra, các phòng ban dịch vụ khách hàng, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin cũng được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Phòng ban kỹ thuật, hành chính tổng hợp hạn chế tuyển dụng thêm.

Người lao động có kinh nghiệm làm việc, đáp ứng khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng hơn.

Lần lượt tiếp theo là yếu tố có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng ngoại ngữ và thích ứng với thay đổi.

Khảo sát 4.000 người đi làm trong năm 2023, phần lớn không bị mất việc và vẫn làm ổn định với gần 70%. Nhưng vẫn còn một bộ phận có nguy cơ bị mất việc (11,2%).

Gần 20% của 4.000 người nói trên đã mất việc, chỉ 6,5% tìm được việc làm, hơn 11% vẫn chưa tìm được công việc mới. Nhóm lao động ngành xây dựng bị mất việc nặng nhất.

Công nhân tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động, việc làm tại ngày hội việc làm tổ chức ngay trong khu chế xuất tại TP.HCM - Ảnh: Q.LINH

Công nhân tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động, việc làm tại ngày hội việc làm tổ chức ngay trong khu chế xuất tại TP.HCM - Ảnh: Q.LINH

Làn sóng sa thải toàn cầu lan rộng nhiều lĩnh vực

Theo Navigos Search, làn sóng sa thải toàn cầu lan rộng sang nhiều lĩnh vực. Đánh giá toàn diện về các đợt sa thải của Bloomberg News (2023) cho thấy doanh nghiệp đã sa thải gần nửa triệu nhân viên trên khắp thế giới. 

Các lĩnh vực phải sa thải lao động cũng đa dạng: công nghệ, hàng tiêu dùng không thiết yếu, tài chính, công nghiệp, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng thiết yếu, bất động sản, năng lượng, nguyên vật liệu, điện nước...

Trong đó, ngành công nghệ sa thải nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số nhân sự bị cắt giảm. An ninh và ổn định việc làm trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người lao động.

Việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp cũng tiếp tục chậm lại. Thay vào đó, sự luân chuyển nội bộ có xu hướng tăng lên ở một số ngành công nghiệp thông qua thăng chức hoặc điều chuyển nội bộ.

Singapore, Canada và Ấn Độ là ba quốc gia ghi nhận sự sụt giảm trong tuyển dụng cao nhất, lên đến hơn 40%.

Những ngành nào phải cắt giảm lao động nặng nề?Những ngành nào phải cắt giảm lao động nặng nề?

Báo cáo thực trạng nhân sự ngành sản xuất do Navigos Group công bố khảo sát 1.000 lao động ở 500 doanh nghiệp cho thấy nhiều nơi sụt giảm doanh thu, phải cắt giảm lao động.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên