06/09/2022 19:48 GMT+7

Bạc Liêu kỷ niệm 103 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang

CHÍ QUỐC
CHÍ QUỐC

TTO - “Dạ cổ hoài lang” - bài ca vua trong sân khấu cải lương đã được tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ kỷ niệm 103 năm ra đời một cách rất trang trọng.

Bạc Liêu kỷ niệm 103 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang - Ảnh 1.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 103 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang diễn ra tối 6-9 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tối 6-9, tại nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu), Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang (1919 - 2022) và Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ 13.

Phát biểu tại buổi kỷ niệm, bà Trần Thị Lan Phương - giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu - cho biết cách đây 103 năm, đúng vào đêm rằm tháng 8 năm 1919, tại làng Vĩnh Hương, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là phường 2, TP Bạc Liêu) xuất hiện một tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo, làm rung động lòng người.

Đó là bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Trải qua một khoảng thời gian 103 năm, bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi đến nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32, nhịp 64 và trở thành bài ca trụ cột trong loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ.

Việc tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các bậc tiền nhân đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển bản vọng cổ - bài ca vua trong sân khấu cải lương.

Với ý nghĩa và giá trị nêu trên, tên của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tỉnh Bạc Liêu đặt tên một con đường, một nhà hát mang tên Cao Văn Lầu tại thành phố Bạc Liêu.

Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và còn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

100 năm bản Dạ cổ hoài lang: Sự chín muồi của một ý thức sáng tạo mới 100 năm bản Dạ cổ hoài lang: Sự chín muồi của một ý thức sáng tạo mới

TTCT - Xuất hiện khoảng cuối thập niên 1910, bài ca Dạ cổ hoài lang được xem như một hạt giống nền tảng trong quá trình hình thành vọng cổ - một thể loại âm nhạc tiêu biểu của Nam Bộ. Trải qua một thế kỷ, bài ca này vẫn tiếp tục thu hút khán giả vào câu chuyện kinh điển về người phụ nữ Việt Nam nhớ nhung chờ đợi chồng.

CHÍ QUỐC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên