24/03/2024 13:37 GMT+7

Báo cáo dự án liên môn học bằng màn trình diễn thời trang tái chế

Từ những vật liệu tái chế giấy, báo, chiếu cói..., học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM đã mang đến một màn trình diễn độc đáo, lạ mắt trong buổi báo cáo dự án liên môn ngày 23-3.

Bộ trang phục được xếp từ những mảng giấy, báo với sự kỳ công và khéo léo, học sinh lớp 11 đã mang đến sự trầm trồ cho phụ huynh, học sinh tham gia tại buổi báo cáo dự án liên môn toán - ngữ văn - lịch sử, địa lý - sinh học - hóa học - ngoại ngữ - Ảnh: MỸ DUNG

Bộ trang phục được xếp từ những mảng giấy, báo với sự kỳ công và khéo léo, học sinh lớp 11 đã mang đến sự trầm trồ cho phụ huynh, học sinh tham gia tại buổi báo cáo dự án liên môn toán - ngữ văn - lịch sử, địa lý - sinh học - hóa học - ngoại ngữ - Ảnh: MỸ DUNG

Tại buổi báo cáo dự án liên môn "Dấu ấn rồng bay", ngay khi đến phần biểu diễn thời trang, sân Trường THPT Lê Quý Đôn đã rộn ràng những tiếng reo hò, cổ vũ của học sinh, phụ huynh, giáo viên.

Em Anh Thư - một học sinh lớp 12 của trường - nói rằng:

"Em thấy các em thực hiện bộ trang phục quá đẹp mắt, dù bằng vật liệu tái chế. Các em rất thần thái khi biểu diễn thời trang và khiến em cảm thấy thực sự bị hút vào như đang xem biểu diễn thời trang ở một sân khấu chuyên nghiệp".

Với cảm hứng là hình ảnh vây rồng và những vùng đất Hạ Long, các em học sinh đã khéo léo kết hợp các vật liệu tái chế để tạo nên chiếc đầm đuôi cá dài thướt tha - Ảnh: MỸ DUNG

Với cảm hứng là hình ảnh vây rồng và những vùng đất Hạ Long, các em học sinh đã khéo léo kết hợp các vật liệu tái chế để tạo nên chiếc đầm đuôi cá dài thướt tha - Ảnh: MỸ DUNG

Bộ váy áo lấy cảm hứng từ hình ảnh mạnh mẽ và hùng vĩ của những di sản văn hóa của vùng đất Hà Nội - Quảng Ninh và sử dụng chất liệu thân thiện môi trường - Ảnh: MỸ DUNG

Bộ váy áo lấy cảm hứng từ hình ảnh mạnh mẽ và hùng vĩ của những di sản văn hóa của vùng đất Hà Nội - Quảng Ninh và sử dụng chất liệu thân thiện môi trường - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh đã dùng rất nhiều chất liệu quen thuộc của vùng đồng bằng sông Hồng như tre, cói kết hợp với các vật liệu khác thân thiện như giấy và sự đa dạng của phong cảnh miền Bắc để tạo nên một sản phẩm thời trang đậm chất trình diễn - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh đã dùng rất nhiều chất liệu quen thuộc của vùng đồng bằng sông Hồng như tre, cói kết hợp với các vật liệu khác thân thiện như giấy và sự đa dạng của phong cảnh miền Bắc để tạo nên một sản phẩm thời trang đậm chất trình diễn - Ảnh: MỸ DUNG

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, nhận xét ngoài việc các em mang đến những sản phẩm thời trang độc đáo, thầy còn bị ấn tượng bởi các video có chiều sâu mà học sinh đã thực hiện. "Đó là những thước phim có chất liệu học tập quý giá" - thầy Du nhận xét.

Trên đầu là một chiếc mẹt làm bằng tre đã được học sinh khéo léo biến thành chiếc nón quai thao trong bộ cánh có sử dụng chất liệu tái chế từ giấy - Ảnh: MỸ DUNG

Trên đầu là một chiếc mẹt làm bằng tre đã được học sinh khéo léo biến thành chiếc nón quai thao trong bộ cánh có sử dụng chất liệu tái chế từ giấy - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh tận dụng những sản phẩm bỏ đi như thùng xốp, hộp giấy để biến thành bộ trang phục quan họ có nhiều chi tiết cách điệu và mang cả mô hình Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh tận dụng những sản phẩm bỏ đi như thùng xốp, hộp giấy để biến thành bộ trang phục quan họ có nhiều chi tiết cách điệu và mang cả mô hình Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: MỸ DUNG

Một bộ trang phục nữ tướng với tay cầm bảo trượng hình rồng làm bằng tre, cói, giấy và vai gánh cả Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: MỸ DUNG

Một bộ trang phục nữ tướng với tay cầm bảo trượng hình rồng làm bằng tre, cói, giấy và vai gánh cả Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: MỸ DUNG

Bộ váy của học sinh được làm chủ yếu bằng trang phục giấy, được xếp nếp và đồ họa sắc màu bởi chính học sinh - Ảnh: MỸ DUNG

Bộ váy của học sinh được làm chủ yếu bằng trang phục giấy, được xếp nếp và đồ họa sắc màu bởi chính học sinh - Ảnh: MỸ DUNG

Với chiếc chiếu cói thường ngày vẫn nghỉ trưa đã bị hỏng một phần, học sinh biến thành tác phẩm thời trang ấn tượng tại buổi báo cáo với chủ đề

Với chiếc chiếu cói thường ngày vẫn nghỉ trưa đã bị hỏng một phần, học sinh biến thành tác phẩm thời trang ấn tượng tại buổi báo cáo với chủ đề "Dấu ấn rồng bay" - Ảnh: MỸ DUNG

Cô Bùi Minh Tâm, hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, cho biết buổi trình diễn thời trang tái chế thân thiện môi trường của học sinh khối 11 Trường THPT Lê Quý Đôn diễn ra trong lễ báo cáo dự án liên môn toán, văn, hóa, sinh, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ có tên "Dấu ấn rồng bay".

Đây là các sản phẩm lấy cảm hứng từ các hoạt động học tập tìm hiểu về vùng đất Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh trong chuyến tham quan vài ngày ở miền Bắc và tìm hiểu về di sản văn hóa ở vùng đất này.

Vì thế, bên cạnh trình diễn trang phục, các lớp tham gia phải tự chọn nhạc, đạo diễn và tạo video thuyết trình về bộ trang phục liên quan về vùng đất nói trên và những vấn đề đang thực hiện trong dự án học tập Dấu ấn rồng bay.

Trình diễn thời trang là 1 trong 500 sản phẩm của dự án

Dự án Dấu ấn rồng bay của Trường THPT Lê Quý Đôn bắt đầu bằng việc học sinh tham quan vùng đất Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh, sau đó các em thực hiện các sản phẩm theo chỉ dấu tìm dấu ấn rồng.

Dự án có 1.000 học sinh tham gia, 50 giáo viên hướng dẫn và làm ra 500 sản phẩm.

Đây là dự án liên môn đầu tiên giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Các sản phẩm thời trang và việc học sinh trình diễn thời trang là một trong số những sản phẩm của dự án.

Bất ngờ Bất ngờ 'tiết học' liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Dự án học tập liên môn lần đầu tiên kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM tổ chức sáng 23-3 thu hút khoảng 1.000 học sinh tham gia.



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên