05/09/2007 23:59 GMT+7

Beethoven chết vì nhiễm độc chì?

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo Catherine Petitnicolas, lefigaro.fr)
TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo Catherine Petitnicolas, lefigaro.fr)

TTO - Kết quả phân tích quang phổ các mẫu tóc của nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven (1770-1827) do tiến sĩ Christian Reiter công bố vào tháng 8-2007 đã củng cố thêm giả thuyết nhà soạn nhạc nổi tiếng chết vì nhiễm độc muối chì.

iOItHjrN.jpgPhóng to
Ludwig van Beethoven
TTO - Kết quả phân tích quang phổ các mẫu tóc của nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven (1770-1827) do tiến sĩ Christian Reiter công bố vào tháng 8-2007 đã củng cố thêm giả thuyết nhà soạn nhạc nổi tiếng chết vì nhiễm độc muối chì.

Những sợi tóc biết nói

Beethoven qua đời ngày 26-3-1827 tại Vienne và được cho là chết vì bệnh xơ gan gây tràn dịch khoang bụng. Trước khi tẩm liệm, một số bạn bè và người hiếu kỳ đã lén nhổ vài sợi tóc của nhà soạn nhạc… để làm kỷ niệm. Không ai trong số họ nghĩ rằng chính những kỷ vật bất hợp pháp này sẽ giúp hậu thế làm rõ nguyên nhân thật sự cái chết của nhà soạn nhạc.

Tạp chí Science số ra ngày 28-8-2007 đăng lại bằng tiếng Anh một bài báo của tiến sĩ Christian Reiter - trưởng bộ môn pháp y trường đại học Vienne (Áo) - công bố trên tạp chí Beethoven Journal, trình bày kết quả việc phân tích quang phổ các sợi tóc của Beethoven nhằm chứng minh việc nhiễm độc chì khiến Beethoven chết nhanh hơn.

Việc nhiễm độc chì có thể là kết quả của những lần chọc hút dịch lỏng trong khoang bụng của Beethoven do bác sĩ Andreas Ignaz Wawruch thực hiện. Sau mỗi lần hút dịch, như người ta thường làm ở đầu thế kỷ XIX, bác sĩ Andreas Ignaz Wawruch đắp lên vết thương một loại thuốc có thành phần cơ bản là muối chì để thúc đẩy quá trình liền sẹo. Lượng muối chì trong thuốc đắp không đủ để giết chết một người khỏe mạnh nhưng có thể giết chết một người bệnh gan như Beethoven.

Hơn nữa, vài tháng trước khi bị tràn dịch khoang bụng, Beethoven bị viêm phổi. Cùng với lượng muối chì, nhà soạn nhạc còn dùng một loại thuốc trị viêm phổi phổ biến ở thời kỳ này. Loại thuốc này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm độc mà nhà soạn nhạc nổi tiếng phải chịu đựng từ nhiều năm.

Nhờ những tư liệu quý giá và phương pháp phân tích quang phổ, tiến sĩ Christian Reiter đã chỉ ra những kết tủa chì trong tóc của Beethoven sau mỗi lần hút dịch khoang bụng từ ngày 05-12-1826 đến ngày 27-02-1827.

Nhiễm độc mạn tính?

Giả thuyết Beethoven bị nhiễm độc chì đã được các nhà nghiên cứu nêu lên nhiều lần. Lần cuối cùng giả thuyết này được công bố là năm 2005. Việc phân tích xương của Beethoven chỉ ra dấu vết không chối cãi được việc nhiễm chì trong xương sườn của nhà soạn nhạc.

Điều này cho thấy Beethoven bị nhiễm độc mạn tính. Vấn đề là truy tìm nguồn gốc nhiễm độc.

Một số người cho rằng rượu vang mà Beethoven uống là nguyên nhân vì rượu vang thời đó thường được lọc bằng mônôxit chì (PbO). Một số người khác cho rằng nguyên nhân nằm ở nước chứa kết tủa chì mà Beethoven uống tại các suối nước nóng để chữa bệnh điếc theo lời khuyên của bác sĩ.

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo Catherine Petitnicolas, lefigaro.fr)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên