18/10/2023 11:18 GMT+7

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều tra thông tin xuyên tạc nội dung sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" không có trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" không có trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: "Giã gạo thổi cơm", "Bắn tung tóe", "Bạn An dũng cảm", "Bé xách đỡ mẹ", "Vẽ gì khó"...

Trong đó, ngữ liệu trong "Giã gạo thổi cơm" đã dạy trẻ như sau: "Giã gạo thổi cơm trưa/ Còn thừa để đến tối/ Ai vay thì nói dối/ Nhà tôi hết gạo rồi/ Chống cối lên!".

Các bài viết đăng tải trên mạng đều đính kèm trang sách có thông tin ngữ liệu, tạo nhiều tranh cãi. Đa số ý kiến cho rằng những ngữ liệu này không phù hợp và ảnh hưởng đến tư duy của học sinh.

"Những hình ảnh khiến người ta phải giật mình khi sách giáo khoa sao lại dạy trẻ nói dối, vô cảm như vậy?", một phụ huynh đặt câu hỏi.

Các ngữ liệu lan truyền trên mạng xã hội được cho là ngữ liệu nằm trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng, khẳng định các ngữ liệu đang gây tranh cãi trên là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được thực hiện giảng dạy tại các nhà trường.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc", Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin.

Theo đó, các ngữ liệu đang gây tranh cãi nằm rải rác ở một số cuốn sách, truyện khác, không nằm trong sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, ngữ liệu trong "Giã gạo thổi cơm" thực tế nằm trong cuốn "Nựng nựng nà nà" thuộc bộ "Đồng dao cho bé" của NXB Kim Đồng.

Còn bài "Vẽ gì khó" hay "Bé xách đỡ mẹ" cùng nằm trong sách tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục từng được sử dụng trong một số trường theo chương trình cũ.

Dư luận mạng tranh cãi về bài thơ "Bắt nạt"

Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020.

Hiện các khối lớp từ 1 đến 4, 6 đến 8 và lớp 10, 11 đã học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Vài ngày qua, dư luận mạng cũng đã có những tranh luận xoay quanh bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống".

Câu chuyện này từng thu hút sự quan tâm của dư luận vào năm 2021. Những tranh cãi hiện tại cũng chỉ xoay quanh các ý kiến cho rằng bài thơ "khiêu khích sân si, thách thức lòng thù hận", "xui dại trẻ nhỏ", "mới lớp 6 đã hip hop", "mù tạt là gì?"…, không phù hợp đưa vào chương trình sách giáo khoa.

Sách giáo khoa "cãi nhau" trước thềm khai giảng năm học mớiSách giáo khoa 'cãi nhau' trước thềm khai giảng năm học mới

Mỗi năm, trước thềm năm học mới, giới phụ huynh và học sinh lại nháo nhào đi khắp các nhà sách thu gom từng cuốn sách giáo khoa cho kịp ngày khai giảng...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên