14/08/2023 16:36 GMT+7

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục giải trình tự gene, kịp thời phát hiện biến thể COVID-19 mới

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 đang lan rộng ở Anh và Mỹ, có khả năng lây lan nhanh chóng. Trước tình hình đó, Bộ Y tế cũng vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố tiếp tục phòng chống dịch COVID-19.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: AFP

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: AFP

Ngày 9-8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang theo dõi một số biến thể SARS-CoV-2 mới. Biến thể này là EG.5, đang lan rộng ở Mỹ và Vương quốc Anh, được nhận định là một dòng phụ của Omicron.

Tại Việt Nam, những ngày qua số ca mắc COVID-19 không có nhiều biến động, mỗi ngày ghi nhận dưới 100 ca mắc mới. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế cũng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng...

Bộ Y tế lưu ý không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch.

Đồng thời, bộ cũng đề nghị các đơn vị cần chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch…

Các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới.

Việt Nam cần theo dõi sát thông tin từ WHO

Theo ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam cần tiếp tục theo dõi sát các thông tin của WHO về tính lây lan và độc lực của các biến thể mới, trong đó có biến thể phụ EG.5 của Omicron.

"Người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang ở khu vực nguy cơ, khi tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ, khử khuẩn tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh...

Đặc biệt nhóm người nguy cơ cao, người có bệnh nền, người có suy giảm hệ miễn dịch…cần chú ý phòng bệnh, tiêm phòng đủ liều, đúng lịch", ông Phu khuyến cáo.

Vì sao ở Việt Nam cần nuôi cấy vi rút SARS-CoV-2?Vì sao ở Việt Nam cần nuôi cấy vi rút SARS-CoV-2?

Hiện Việt Nam có hai đơn vị đã phân lập và nuôi cấy thành công vi rút SARS-CoV-2. Việc nuôi cấy thành công đã mang đến hàng loạt hiệu quả để ứng phó với dịch COVID-19.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên