Lẩu Thập Cẩm

'Bồn cầu nhận diện người dùng' đoạt giải Ig Nobel 33

VŨ NGUYỄN

Đăng lúc 15:33 | 15/09/2023

Các nghiên cứu khoa học về những con nhện chết, bồn cầu nhận diện người dùng hay vấn đề rụng tóc sẽ gây rụng lông mũi... đã được tôn vinh ở giải Ig Nobel 33.

Chương trình Ig Nobel 33 đã được diễn ra trực tuyến vào tối 14-9 với 10 giải thưởng cho những khám phá khoa học mới lạ. Trên thực tế, đây đều là những nghiên cứu có sự đầu tư của các nhà khoa học trình độ "thượng thừa", nhưng sở hữu khả năng khiến mọi người cười phá lên.

Chiếc bồn cầu có khả năng nhận diện người dùng giúp chuyên gia Seung-min Park (ĐH Stanford, Mỹ) đoạt giải Ig Nobel thuộc lĩnh vực y tế công cộng

Chiếc bồn cầu có khả năng nhận diện người dùng giúp chuyên gia Seung-min Park (ĐH Stanford, Mỹ) đoạt giải Ig Nobel thuộc lĩnh vực y tế công cộng

Ig Nobel 33 trao giải cho khám phá về chiếc bồn cầu

Giải thưởng y tế công cộng năm nay thuộc về bác sĩ tiết niệu Seung-min Park của ĐH Stanford, nhờ nghiên cứu một chiếc bồn cầu thông minh. Thiết bị này có thể theo dõi sức khỏe cá nhân bằng cách phân tích nước tiểu và phân. Nhờ đó, dấu hiệu nhiễm trùng, tiểu đường hay các bệnh khác có thể được phát hiện ra và cảnh báo đến người dùng. 

Ở lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, giải thưởng được trao cho nghiên cứu "chuyển kiếp" xác những con nhện chết thành công cụ kẹp cơ học, giúp kẹp được những vật có hình dáng bất thường. Nhóm sáng chế bao gồm Te Faye Yap và Daniel Preston (ĐH Rice) đã phát hiện ra khả năng gấp duỗi chân đặc biệt của những con nhện mà làm nên thiết bị thú vị có thể cầm tay lẫn "ngụy trang" trong môi trường ngoài trời này. 

Còn Ig Nobel hóa học và địa chất, tác giả Jan Zalasiewicz của ĐH Southampton (Anh) đã lý giải được vì sao nhiều nhà khoa học thích... liếm đá! 

Chiếc đũa có khả năng thay đổi vị giác nhờ "kích thích điện" giúp 2 nhà nghiên cứu Homei Miyashita tại Đại học Meiji và Hiromi Nakamura tại Đại học Tokyo đoạt giải Ig Nobel dinh dưỡng

Chiếc đũa có khả năng thay đổi vị giác nhờ "kích thích điện" giúp 2 nhà nghiên cứu Homei Miyashita tại Đại học Meiji và Hiromi Nakamura tại Đại học Tokyo đoạt giải Ig Nobel dinh dưỡng

Một nghiên cứu về tóc cũng được đề cao, khi có thể giúp điều trị cho những ai hay bị rụng tóc hoặc một căn bệnh nào đó liên quan đến rụng tóc. Nhà khoa học Mesinkoska giải thích: "Những người bị rụng tóc thường bị rụng lông mũi, khiến họ dễ bị dị ứng và nhiễm trùng. Ý định của chúng tôi là mô tả các kiểu phát triển của lông mũi cũng như vai trò của chúng, với tư cách là những người bảo vệ tuyến đầu của hệ hô hấp". 

Tất cả những người chiến thắng ở các hạng mục đều nhận được một tờ tiền Zimbabwe, trị giá 10.000 tỉ đô-la (tiền Zimbabwe gần như không có giá trị thực tế) và được gửi qua email một bản in 3D chiếc cúp chiến thắng, có thể gập lại thành một chiếc cúp sau khi được in ra. 

Ảnh vui 15-9: Bánh trung thu "mua 1 hộp được 4 cái"Ảnh vui 15-9: Bánh trung thu 'mua 1 hộp được 4 cái' Tài tử TVB quyết định triệt sản vì đông con, nợ quá trời nợTài tử TVB quyết định triệt sản vì đông con, nợ quá trời nợ Tia sét uốn lượn tạo hình trái tim trên bầu trờiTia sét uốn lượn tạo hình trái tim trên bầu trời
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm