21/09/2023 20:48 GMT+7

Bùng phát vi rút Nipah gây tử vong 40-75%, khoa học nói gì?

Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của vi rút Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người.

Một nhà nghiên cứu bắt dơi để thu thập mẫu vật nghiên cứu vi rút Nipah ở khu vực Shuvarampur của tỉnh Faridpur, Bangladesh - Ảnh: REUTERS

Một nhà nghiên cứu bắt dơi để thu thập mẫu vật nghiên cứu vi rút Nipah ở khu vực Shuvarampur của tỉnh Faridpur, Bangladesh - Ảnh: REUTERS

Vi rút Nipah từ dơi bắt đầu lây nhiễm cho 6 người ở bang Kerala (miền nam Ấn Độ) vào cuối tháng 8 qua, 2 người trong đó đã chết. Sau đó vi rút này tiếp tục lây nhiễm cho hơn 700 người, kể cả nhân viên y tế.

Chính quyền bang đã đóng cửa một số trường học, văn phòng và mạng lưới giao thông công cộng.

Đợt bùng phát vi rút Nipah này là đợt thứ tư tấn công bang Kerala trong vòng 5 năm. Một số nhà khoa học lo ngại sự lây lan ngày càng tăng giữa người với người có thể dẫn đến vi rút ngày càng dễ lây lan.

Rajib Ausraful Islam, bác sĩ thú y chuyên về mầm bệnh do dơi tại Trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy quốc tế ở Dhaka, Bangladesh, cho biết vi rút Nipah có tỉ lệ tử vong từ 40 - 75% tùy thuộc vào chủng. Ông nói mỗi đợt bùng phát đều là một mối lo ngại, vì có thể tạo cơ hội cho mầm bệnh tự biến đổi.

Loại vi rút này có thể gây sốt, nôn mửa, các vấn đề về hô hấp và viêm não. Nó chủ yếu lây truyền qua dơi ăn quả, nhưng cũng có thể lây nhiễm sang heo và con người.

Vi rút Nipah được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998, trong một đợt bùng phát ở những người chăn nuôi heo tại Malaysia. Trong vòng vài tháng, nó đã lan sang Singapore thông qua những con heo bị nhiễm bệnh. Vụ dịch khiến gần 300 ca nhiễm và hơn 100 ca tử vong.

Hình ảnh vi rút Nipah (hạt màu xanh lục có cạnh hình vỏ sò) dưới kính hiển vi điện tử màu - Ảnh: National Institutes Of Health/Science

Hình ảnh vi rút Nipah (hạt màu xanh lục có cạnh hình vỏ sò) dưới kính hiển vi điện tử màu - Ảnh: National Institutes Of Health/Science

Theo Stephen Luby, nhà dịch tễ học tại Đại học Stanford ở California (Mỹ), chủng vi rút lây lan ở Ấn Độ và Bangladesh khác với chủng xuất hiện ở Malaysia. “Nó nhắc nhở chúng ta rằng đây là một loại vi rút khó chịu”, ông nói.

Ông Andrew Breed, nhà dịch tễ học thú y tại Đại học Queensland ở Brisbane (Úc), nói một bước quan trọng trong việc ngăn chặn sự bùng phát của Nipah và các loại vi rút khác lây truyền từ dơi là tìm những cách tốt hơn để quản lý động vật hoang dã sống gần cộng đồng.

Một cách khác để giảm nguy cơ các bệnh do dơi lây sang người là trồng thêm cây tạo ra trái ngon miệng cho dơi nhưng không phải cho con người, theo bác sĩ thú y Rajib Ausraful Islam. Điều này có thể giúp giữ cho những con dơi bị nhiễm bệnh không làm ô nhiễm thực phẩm của con người. “Chúng ta cần học cách sống an toàn với loài dơi”, ông nói.

Khó chẩn đoán nhiễm vi rút Nipah giai đoạn đầu

Theo CDC Mỹ, chẩn đoán nhiễm vi rút Nipah ở giai đoạn đầu gặp khó khăn do triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác.

Triệu chứng phổ biến nhất là sốt, sau đó là nhức đầu, ho, đau họng, khó thở và nôn. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 4 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nhiễm vi rút Nipah cũng có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm mất phương hướng, buồn ngủ, co giật hoặc viêm não. Tiếp theo, bệnh nhân có thể hôn mê trong vòng 24 - 48 giờ sau đó.

Chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ virus gây chết người Nipah bùng phátChuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ vi rút gây chết người Nipah bùng phát

Vi rút Nipah lây truyền từ loài dơi Pteropus chuyên ăn quả, có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh nghiêm trọng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên