16/01/2023 20:21 GMT+7

Các mức hỗ trợ khi lao động mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Cao nhất là mức hỗ trợ 3 triệu đồng/người.

Các mức hỗ trợ khi lao động mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm - Ảnh 1.

Công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm tại một công ty sản xuất gạch ở Bắc Ninh - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9-2022 đến nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do bị cắt, giảm đơn hàng, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động cũng như gia đình họ.

Người mất việc không phải công đoàn viên nhận mức 70%

Do vậy, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quyết định 6696 hỗ trợ người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Theo đó, người lao động không là đoàn viên nhận mức 70% so với đoàn viên công đoàn. Nguyên tắc là chỉ hỗ trợ cho một người là mẹ, cha hoặc người chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi nếu đủ điều kiện. Thời gian tối đa để người lao động nhận tiền từ khi gửi hồ sơ đúng quy định là 15 ngày. 

Bên cạnh đó, thủ tục hỗ trợ hoàn thiện chậm nhất trong ngày 30-5-2023. Công đoàn các cấp có trách nhiệm chủ động sử dụng nguồn lực địa phương, đơn vị để thực hiện chính sách hiệu quả. 

Liên đoàn lao động các tỉnh thành, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được giao chủ trì xác định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động. 

Ngoài ra, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lưu ý thêm nếu đã nhận hỗ trợ mức thấp rồi chuyển sang mức cao hơn thì hưởng tiếp chênh lệch. Người có nhu cầu hưởng hỗ trợ gửi hồ sơ theo hướng dẫn đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh nơi cư trú hoặc nơi bị mất việc.

Mức hỗ trợ thế nào?

Theo đó, người lao động là đoàn viên công đoàn bị mất việc (chấm dứt hợp đồng lao động) từ ngày 1-10-2022 đến hết ngày 31-3-2023, trừ trường hợp tự nghỉ việc trái pháp luật, bị sa thải, thử việc không đạt yêu cầu, bị hủy thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, nhận trợ cấp mất sức hằng tháng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3 triệu đồng/người.

Công đoàn viên bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian hợp đồng từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương vì lý do cá nhân) từ 1-10-2022 đến hết 31-3-2023 được hỗ trợ một lần 2 triệu đồng/người.

Người lao động là công đoàn viên làm việc theo hợp đồng lao động bị giảm giờ làm, giảm số ngày làm việc (trừ trường hợp làm thêm giờ), hoặc bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên từ 1-10-2022 đến 31-3-2023 được hỗ trợ một lần với mức 1 triệu đồng/người. 

Những người nhận hỗ trợ phải có thu nhập một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Trong ba nhóm đối tượng nhận hỗ trợ, nữ lao động từ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, người lao động nuôi con đẻ hoặc con nuôi, chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi cũng nhận mức tương tự đoàn viên công đoàn.

Hỗ trợ lao động mất việc, giảm việc trước Tết: Cần thực hiện nhanhHỗ trợ lao động mất việc, giảm việc trước Tết: Cần thực hiện nhanh

Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số ý kiến chuyên gia về ý nghĩa và cách thức thực hiện, làm sao tiền hỗ trợ đến nhanh nhất với người lao động.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên