29/11/2018 08:00 GMT+7

Cách mạng công nghiệp 4.0: Khách hàng và doanh nghiệp tài chính tiêu dùng được gì?

S.C
S.C

Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại những tác động tích cực cho cả khách hàng lẫn các công ty tài chính.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Khách hàng và doanh nghiệp tài chính tiêu dùng được gì? - Ảnh 1.

Tài chính tiêu dùng vẫn được nhắc tới với vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng của người dân. 

Công nghệ tối ưu trải nghiệm người dùng

Tuy nhiên, so với giá trị tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam ước tính lên đến 15 tỉ USD/năm, thì hiện nay khả năng tiếp cận tài chính tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Điều này cho thấy, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng còn rất lớn. Và công nghệ chính là "chìa khoá" góp phần giúp tài chính tiêu dùng "bứt phá" cũng như tăng thêm cơ hội tiếp cận cho người dân trong thời đại số hiện nay.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các ứng dụng khai thác được sức mạnh của AI, Big data sẽ sớm dẫn dắt thị trường tài chính nói chung và thị trường cho vay tiêu dùng trực tuyến nói riêng. Đây cũng là nền tảng then chốt giúp các công ty tài chính mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Dịch vụ tài chính (EY Việt Nam) cho rằng, đột phá công nghệ rút ngắn khoảng cách của người vay tiêu dùng với sản phẩm tài chính và mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

"Khách hàng thời nay mong muốn được giải ngân trong vài giờ, thậm chí vài phút thay vì vài ngày như trước đây. Đối với quy trình cho vay truyền thống của các ngân hàng, thời gian phê duyệt có thể lên đến vài tuần. Trong khi đó, thời gian phê duyệt khoản vay tại các công ty tài chính ngày càng nhanh chóng và thậm chí là giải ngân trong ngày", bà Dương cho biết.

Theo bà Dương, thậm chí, hiện tại, các công nghệ tiên tiến nhất còn cho phép xử lý tự động một khoản vay trong thời gian vài phút. Theo đó, khách hàng có nhu cầu vay có thể chủ động đề nghị vay và cung cấp thông tin vay tại bất cứ địa điểm nào và vào bất cứ lúc nào thay vì phụ thuộc vào giờ làm việc của nhân viên bán hàng/ tín dụng như phương thức cho vay truyền thống.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Khách hàng và doanh nghiệp tài chính tiêu dùng được gì? - Ảnh 2.

Không chỉ mang lại những tiện ích cho khác hàng, bà Dương cũng đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ của các công ty tài chính: "Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua ứng dụng công nghệ khẳng định sự nhạy bén của các công ty tài chính trong tham vọng chinh phục thị trường tài chính tiêu dùng tiềm năng, với phần lớn khách hàng trẻ."

Công nghệ cải thiện hiệu quả hoạt động

Hơn nữa, việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các giải pháp giúp cải thiện quy trình nghiệp vụ của công ty tài chính nhằm giảm trừ hoặc loại bỏ sai sót con người, thất thoát dữ liệu và tăng cường hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý.

Nếu xây dựng được nền tảng công nghệ vững chắc, các công ty tài chính hoàn toàn có thể làm tăng sự hài lòng của khách hàng do việc xử lý ra quyết định nhanh chóng chỉ vài phút, đảm bảo sự đồng đều về trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ; tiết kiệm chi phí thông qua tinh giản cơ cấu nhân sự, giấy tờ in ấn…

Đồng thời, loại trừ sự gián đoạn trong xử lý back-office do giới hạn về thời gian làm việc, thay đổi nhân sự, nghỉ phép, chất lượng nhân viên không đồng đều… đối với các sản phẩm cho vay được số hóa.

Ngoài ra, tận dụng công nghệ, các công ty tài chính có thể đẩy mạnh vị thế cạnh tranh so với các ngân hàng truyền thống vốn có ưu thế nhờ mạng lưới chi nhánh dày đặc. 

Bên cạnh đó, với sức ép cạnh tranh ngày càng tăng tại khu vực thành thị Việt Nam, nền tảng công nghệ sẽ giúp các công ty tài chính tiêu dùng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng tại khu vực nông thôn (chiếm đến 60% dân số cả nước), nhằm nâng cao thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng.

Các công nghệ mới như nền tảng blockchain cũng có thể trợ giúp các công ty tài chính trong việc nâng cao tính minh bạch và an toàn hệ thống. Công nghệ blockchain ghi lại mọi dấu vết giao dịch và không thể đảo ngược hay sửa đổi được. Do đó, bất kỳ ai cũng không thể thay đổi một khi giao dịch đã xảy ra.

Công ty tài chính mạnh tay đầu tư cho công nghệ

Hiện thị trường Việt Nam chưa có cho vay tự động (digital lending) đúng nghĩa, theo đó người vay có thể yêu cầu vay và nhận được kết quả phê duyệt vay thông qua ứng dụng số mà không cần hẹn gặp mặt và hỗ trợ từ nhân viên tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các công ty tài chính đang ngày một nỗ lực để áp dụng công nghệ tiên tiến nhất cho mục tiêu tăng cường trải nghiệm khách hàng và hiệu quả hoạt động.

FE CREDIT hiện là công ty duy trì vị trí tiên phong trong ngành tài chính tiêu dùng bằng cách không ngừng đầu tư vào nền tảng công nghệ số nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và quy trình cho vay. Chỉ với thao tác đơn giản, người dùng đã có thể ngay lập tức trò chuyện trực tuyến với nhân viên chăm sóc khách hàng khi có nhu cầu.

Hiện FE CREDIT đã sử dụng kho dữ liệu khổng lồ (Big data), số hóa dữ liệu, vào các quy trình nghiệp vụ cho vay. 

Thậm chí, tới đây FE CREDIT sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhận diện ký tự thông minh và từ kho dữ liệu sinh trắc học được tối ưu hóa. 

Công ty hiện đang đưa vào thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt và kiểm tra chất lượng hình ảnh, giúp nhận dạng khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

"Công nghệ sẽ chỉ thuần túy là công nghệ nếu không có những sáng tạo mang tính thực tiễn của con người trong việc áp dụng công nghệ. FE CREDIT ý thức được điều này nên công ty đã không ngừng nghiên cứu và chọn ra những giải pháp công nghệ phù hợp nhất để đào sâu tính hiệu quả giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như giúp cắt giảm chi phí vận hành" - ông Nguyễn Thiện Tâm - Giám đốc Trung tâm sáng kiến FE CREDIT, chia sẻ.

S.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên