05/01/2004 05:50 GMT+7

Cẩn thận với dị vật bỏ quên trong đường hô hấp!

L.TH.H.
L.TH.H.

TT - Ngày 25-12-2003, anh V.T.M. (39 tuổi, Bình Thuận) vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh vì khó thở, ho ra máu. Trước đó năm năm, anh M.“được” một bệnh viện chẩn đoán là lao phổi và cho uống thuốc lao trong chín tháng. Thế nhưng anh vẫn thường xuyên ho ra máu nhiều hơn. Sau khi nội soi, các bác sĩ... đã phát hiện và gắp ra trong phổi anh một hạt sabôchê.

ORJVFHG7.jpgPhóng to

Hình ảnh nội soi đường hô hấp của bệnh nhân V.T.M. cho thấy có hạt sabôchê nằm ở thùy dưới của phổi bị bỏ quên gần 10 năm - Ảnh: L.TH.H.

TT - Ngày 25-12-2003, anh V.T.M. (39 tuổi, Bình Thuận) vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh vì khó thở, ho ra máu. Trước đó năm năm, anh M.“được” một bệnh viện chẩn đoán là lao phổi và cho uống thuốc lao trong chín tháng. Thế nhưng anh vẫn thường xuyên ho ra máu nhiều hơn. Sau khi nội soi, các bác sĩ... đã phát hiện và gắp ra trong phổi anh một hạt sabôchê.

Theo TS-BS Trần Minh Trường - phụ trách khoa tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy, dị vật bỏ quên thường gây ra bệnh lý khá nghiêm trọng ở đường hô hấp.

Có hai đặc điểm, một là người bệnh không biết mình bị dị vật đường hô hấp lúc nào do nó luôn xảy ra bất ngờ và đột ngột; hai là triệu chứng bệnh giống một số bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.

Điều trị dị vật bỏ quên trong đường hô hấp

Dị vật trong đường hô hấp thường gây ra viêm phổi, áp xe phổi, xẹp thùy phổi do tắc nghẽn đường hô hấp và mủ ứ đọng ở các nhánh của phế quản dưới chỗ tắc nghẽn đó, cũng có khi mô hạt mọc sùi lên che khuất dị vật hoặc viêm loét lâu ngày làm thương tổn tới các mạch máu, phế quản gần đó gây ho ra máu, tràn khí màng phổi...

Hiện nay các bác sĩ áp dụng phương pháp nội soi ống mềm (đầu ống soi có gắn camera) hoặc ống cứng bằng kim loại... để phát hiện bệnh tích cũng như dị vật nằm trong mọi ngóc ngách của đường hô hấp. Nếu thấy dị vật, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ thích hợp để gắp ra.

Việc lấy các dị vật ra đòi hỏi người thầy thuốc phải có kinh nghiệm, nên khéo léo thao tác lấy trọn dị vật tránh để bể nát làm nhiều mảnh.

Một trong các loại dị vật đường hô hấp khó lấy ra và nguy hiểm nhất là hạt sabôchê vì hạt cứng, láng và có ngạnh

Nguyên nhân dẫn đến việc dị vật bị bỏ quên trong đường hô hấp có thể là bất ngờ sau một chấn thương vùng hàm mặt, răng (giả hoặc thật) bị gãy và theo phản xạ bệnh nhân hít vào trong phổi mà không biết; trẻ em vừa ngậm đồ chơi, kẹp tóc vừa nhảy dây; do đùa nghịch tung hứng các hạt, chiếc nhẫn... vào miệng hoặc do vừa ăn uống vừa cười giỡn nên bị sặc thức ăn dễ chui tọt vào đường hô hấp.

Đáng nói là những bệnh nhân bị dị vật bỏ quên trong đường hô hấp này đã đi khám nhiều lần, nhiều nơi nhưng thường bị chẩn đoán lầm với các bệnh hen suyễn, viêm phổi giãn phế quản hay nặng hơn là lao phổi.

Khi có dị vật trong đường hô hấp thì bệnh nhân thường có triệu chứng như: ho (ho dai dẳng kéo dài, ho ra máu), khó thở, khạc đàm, có những đợt sốt. Chính vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác.

Thực tế nhiều bệnh nhân khi bị dị vật bỏ quên trong đường hô hấp đã được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng thuốc lao nhiều tháng nhưng bệnh vẫn không khỏi. Đặc biệt, khi dị vật không phải là các dị vật có cản quang (kim loại, răng, xương...) mà là các hạt trái cây thì khi chụp X - quang càng không thể phát hiện có dị vật trong đường hô hấp.

Khi khám những bệnh nhân có triệu chứng như trên, các bác sĩ nên gợi hỏi: “Có lúc nào anh (chị) đang ăn mà bị ho sặc sụa, ho tím tái hay không?”. Nếu người bệnh trả lời có thì yếu tố này sẽ gợi ý cho bác sĩ thấy bệnh nhân có “hội chứng xâm nhập” - là phản ứng của đường hô hấp nhằm tống dị vật ra ngoài.

Để chẩn đoán cho bệnh nhân, ngoài những biện pháp thông thường như nghe phổi bằng ống nghe, chụp X-quang... giới chuyên môn còn thường áp dụng nghiệm pháp “khựng thở và ho” bằng cách cho bệnh nhân hít vào thở ra mạnh như khi làm động tác tập thể dục.

Nếu có dị vật trong đường hô hấp thì khi đang hít mạnh bệnh nhân sẽ bị khựng thở và ho sặc. Nghiệm pháp này có giá trị chẩn đoán khá chính xác, các bác sĩ tuyến cơ sở và ngay tự bệnh nhân có thể thực hiện khi nghĩ đến dị vật đường hô hấp. Tại các cơ sở y tế lớn, những bệnh nhân có triệu chứng ho kéo dài, dai dẳng, ho ra máu, hay có tiền sử ho sặc khi ăn thì nên theo lời khuyên của bác sĩ là đi nội soi đường hô hấp bằng ống soi mềm để kiểm tra.

L.TH.H.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên