15/08/2012 00:01 GMT+7

Cấp cứu khi bị say nắng

Nguồn: Bác sĩ Tô Vĩnh Ninh, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Nguồn: Bác sĩ Tô Vĩnh Ninh, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Tin dịch vụ - Thân nhiệt tăng cao sẽ gây rối loạn đến chức năng của các cơ quan như não bộ, tim, phổi, thận…; ở mức độ cao hơn sẽ gây choáng và có thể dẫn tới tử vong

Người già, trẻ em và những người phải làm việc ngoài trời là các đối tượng rất dễ bị say nắng khi gặp thời tiết nóng bức như hiện nay.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm khi bị say nắng

Bác sĩ Tô Vĩnh Ninh, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết say nắng là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể do tác động của nhiệt từ nắng nóng bên ngoài. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân gây tăng nhiệt độ cơ thể mà không phải do nắng như: Nhiệt do hơi nóng khi ở gần các lò hấp, các đám cháy, thời tiết nóng hoặc có khi chỉ do mặc quần áo quá dày không thoát hơi được, tập luyện quá mức gây đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể bị kiệt nước… Thân nhiệt tăng cao sẽ gây rối loạn đến chức năng của các cơ quan như não bộ, tim, phổi, thận…; ở mức độ cao hơn sẽ gây choáng và có thể dẫn tới tử vong (thân nhiệt lên đến 41,50C).

Ở giai đoạn đầu, tình trạng say nắng được biểu hiện bằng sự kiệt sức với các dấu hiệu: Da khô, nóng, hoa mắt, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, lả người. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ đưa đến tình trạng nặng hơn: Nhịp thở nhanh, mạch tăng, tình trạng lú lẫn, không kiểm soát được hành vi và ngất xỉu. Cần phân biệt say nắng với sốt, cả hai trường hợp đều là sự tăng thân nhiệt nhưng sốt có nguyên nhân từ bên trong cơ thể do trung tâm điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể bị rối loạn, còn say nắng là do môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể.

Cách xử trí và biện pháp phòng tránh say nắng

Cũng theo bác sĩ Tô Vĩnh Ninh, say nắng cần được xử trí càng sớm càng tốt. Khi thấy một người đang đi ngoài nắng, bỗng choáng váng, mệt lả và sau đó ngất xỉu hoặc có biểu hiện thiếu nước như môi, lưỡi khô, khát nước… cần thực hiện ngay một số biện pháp để nhanh chóng hạ nhiệt độ trong người bệnh nhân, đưa bệnh nhân ra khỏi cơn nguy ngập trong lúc chờ đợi đội cấp cứu chuyên nghiệp, bằng cách:

- Đưa ngay bệnh nhân vào nơi có bóng mát.- Cởi bỏ bớt quần áo và quạt mát cho bệnh nhân.- Lau mát cho bệnh nhân nếu được (ngâm hoặc tắm cho bệnh nhân trong nước).- Nếu bệnh nhân còn tỉnh hoặc hồi tỉnh lại, cho bệnh nhân uống từng ngụm nước.- Trong quá trình làm mát bệnh nhân, nếu thấy bệnh nhân bị lạnh run thì giảm bớt các biện pháp trên, vì khi đó nhiệt độ cơ thể bên trong bệnh nhân sẽ tăng lên, gây ra hiện tượng sốt. (lưu ý không được hạ quá thấp nhiệt độ của bệnh nhân vì có thể gây ra tình trạng giảm thân nhiệt cũng nguy hiểm không kém gì tình trạng tăng thân nhiệt).- Nếu bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở do suy tim hay suy hô hấp, thực hiện ngay phương pháp hồi sức bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt miệng-miệng, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.- Chuẩn bị chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Để phòng tránh say nắng, cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp:

- Không phơi nắng quá lâu.- Khi làm việc hoặc đi ngoài trời nắng, cần uống nước đầy đủ; đội mũ, mặc quần áo kín để giữ thân nhiệt không bị tăng cao.- Không để trẻ em ngồi lâu trong xe dưới ánh nắng mà không có chạy máy điều hòa không khí.- Các cơ sở xí nghiệp cần có biện pháp làm giảm nhiệt, nhất là trong thời tiết nóng bức như hiện nay.

jwtGW06l.jpg

Nguồn: Bác sĩ Tô Vĩnh Ninh, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên