29/06/2023 16:18 GMT+7

Chủ tịch UBND TP.HCM: Giải ngân hơn 20% trong quý 2 là kết quả tích cực

Báo cáo kết quả giải ngân hơn 20% trong quý 2, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng đây là kết quả tích cực, dù không đạt chỉ tiêu 35% nhưng TP đã đạt cao hơn con số đang có.

Vấn đề giải ngân đầu tư công TP.HCM có khởi sắc sau khi khởi công nhiều dự án trọng điểm - Ảnh: T.D.

Vấn đề giải ngân đầu tư công TP.HCM có khởi sắc sau khi khởi công nhiều dự án trọng điểm - Ảnh: T.D.

Thông tin đánh giá kết quả giải ngân được nêu tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm của UBND TP.HCM chiều 29-6. 

Kết quả giải ngân quý 2 có những dấu hiệu tích cực

Trong 6 tháng đầu năm TP.HCM đã làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước tăng 3,55% so với cùng kỳ.

Một tín hiệu tốt trong tăng trưởng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý 2-2023 đạt 298.005 tỉ đồng, tăng 9,5% so với quý 2-2022. Trong đó tăng cao nhất là hoạt động lữ hành 78,6%, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 35,4%, doanh thu bán lẻ tăng 10,7%, dịch vụ khác tăng 0,6%.

TP cũng đã khởi công các dự án lớn, hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; Vành đai 3 TP.HCM; rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ; khánh thành Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2...

Dù vậy biến động của kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp làm sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và TP.HCM bị ảnh hưởng, đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng về số lượng nhưng giảm về vốn đăng ký so với cùng kỳ (giảm 19%).

Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế vẫn khó khăn.

Đại diện Cục Thống kê cho biết trong 6 tháng đầu năm, có 2 vấn đề áp lực ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát của TP là tăng giá điện và tăng lương tối thiểu. Theo tính toán, nếu tăng 1% về điện thì GDP sẽ giảm 0,045% và CPA tăng 0,061%. 

Tháo gỡ các dự án ngưng trệ, tạo sức bật thị trường bất động sản

Theo TS Trần Du Lịch, kinh tế TP.HCM đã chạm đáy về tăng trưởng trong quý 1 và đang đi lên với những chỉ số ngoạn mục ở quý 2. Dù vậy ông Lịch vẫn nhận định với mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% đến cuối năm của TP rất khó. Bởi tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chủ yếu tùy thuộc vào thị trường, TP nên hướng đến mục tiêu tăng trưởng tốt hơn ở năm sau.

Bên cạnh đó có thể thấy rõ thị trường bất động sản chưa phục hồi. Những nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn chưa có tác dụng ngay trong quý 2. Do đó, ông Lịch kiến nghị TP cần tập trung tháo gỡ các dự án ngưng trệ nhiều năm, tạo sức bật cho thị trường bất động sản, làm sao tăng khối cung và khối cầu.

Vấn đề giải ngân đầu tư công đặc biệt có khởi sắc sau khi khởi công nhiều dự án trọng điểm. Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết đến ngày 30-6, giải ngân đầu tư công TP đạt trên 20%. 

"Đây là kết quả tích cực, chúng ta không đạt chỉ tiêu 35% vào cuối quý 2 nhưng chúng ta đã đạt cao hơn nhiều con số của quý 1 và so với cùng kỳ"", ông Mãi nói.


Sau 5 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 20%Sau 5 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 20%

Vốn đầu tư công từ đầu năm đến hết ngày 31-5 là 157.095,4 tỉ đồng, đạt 20,8% kế hoạch (đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Tỉ lệ giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng và ước 5 tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên