04/05/2023 15:00 GMT+7

Chương trình tư vấn: thuyên tắc phổi - bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện

Thuyên tắc phổi cấp là bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Mô hình đội nhóm phản ứng nhanh trong điều trị thuyên tắc phổi đã giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị, cũng như tránh các biến chứng lâu dài của bệnh.

Chương trình tư vấn: thuyên tắc phổi - bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện

Chương trình tư vấn: thuyên tắc phổi - bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện

Thuyên tắc phổi - bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện

ThS BS. Bùi Thị Hạnh Duyên - trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thuyên tắc phổi là tình trạng tắc động mạch phổi thường do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, suy tuần hoàn cấp, tăng áp phổi cấp và tử vong.

Các yếu tố nguy cơ chính của thuyên tắc phổi gồm: sau phẫu thuật (phẫu thuật lớn ở vùng bụng, vùng chậu, thay khớp háng, đầu gối,...), yếu tố sản khoa (giai đoạn cuối thai kỳ, mổ lấy thai, hậu sản), bệnh lý ác tính (ung thư vùng bụng - chậu, giai đoạn di căn), gãy xương chi dưới, hạn chế vận động (do nhập viện, người cao tuổi), tiền căn có huyết khối tĩnh mạch...

Một số yếu tố nguy cơ ít phổ biến hơn của thuyên tắc phổi bao gồm: bệnh tim mạch (bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tăng huyết áp…), sử dụng nội tiết tố (estrogen - thuốc tránh thai đường uống, liệu pháp thay thế hormone), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì và di chuyển đường dài trong tư thế ngồi ít vận động trong thời gian dài (ví dụ đi máy bay các chuyến bay dài...)

Hiệu quả của mô hình đội nhóm phản ứng nhanh trong chẩn đoán, điều trị thuyên tắc phổi

Tại BV ĐHYD TP.HCM, mô hình đội nhóm phản ứng nhanh thuyên tắc phổi (PERT) được triển khai từ năm 2020, giúp người bệnh thuyên tắc phổi nguy kịch được can thiệp kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong, giúp người bệnh có được chất lượng cuộc sống tốt và tránh được các biến chứng lâu dài của bệnh.

TS.BS Bùi Thế Dũng cho biết để điều trị hiệu quả và tránh tái phát thuyên tắc phổi, các phương pháp thường được bác sĩ chỉ định gồm liệu pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết hay thuốc chống đông, can thiệp lấy huyết khối qua ống thông hoặc phẫu thuật.

Tuỳ mức độ nặng của bệnh lý thuốc tiêu sợi huyết hay thuốc chống đông sẽ được chỉ định. Can thiệp lấy huyết khối qua ống thông hoặc phẫu thuật là phương pháp được chỉ định để loại bỏ cục máu đông có kích thước quá lớn trong phổi bằng ống thông luồn qua mạch máu hoặc phẫu thuật mở ngực lấy bỏ cục máu đông trong các nhánh động mạch phổi lớn.

Nhằm nâng cao kiến thức cộng đồng về nhận biết, phòng ngừa và điều trị thuyên tắc phổi, BV ĐHYD TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH Bayer Việt Nam thực hiện Chương trình tư vấn "Nhịp cầu tim mạch" với chủ đề: "Thuyên tắc phổi - Bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện".

Mời bạn theo dõi tại: https://bit.ly/thuyentacphoi

Chương trình tư vấn: thuyên tắc phổi - bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên