10/04/2006 16:50 GMT+7

Có một Hà Nội cũ còn ít người biết

Theo Lao động
Theo Lao động

Đó là Hà Nội trong những bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên - một đại diện thuộc thế hệ đầu tiên của nghệ thuật nhiếp ảnh VN. Sau nhiều thập kỷ bị quên lãng, khoảng 100 bức ảnh chọn lọc của ông sắp đến được với công chúng qua tập sách Những ký ức còn lại.

FRCNztXE.jpgPhóng to

Đầu phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội)

Đó là Hà Nội trong những bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên - một đại diện thuộc thế hệ đầu tiên của nghệ thuật nhiếp ảnh VN. Sau nhiều thập kỷ bị quên lãng, khoảng 100 bức ảnh chọn lọc của ông sắp đến được với công chúng qua tập sách Những ký ức còn lại.

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên sinh năm 1911, con một gia đình tư sản làm nghề bốc thuốc ở Hà Nội (thời đó, cũng chỉ những người có gia cảnh khá giả mới có thể theo đuổi được nhiếp ảnh - thứ nghệ thuật vẫn được coi là "đốt tiền" ác liệt bậc nhất nhì).

Là "người cùng thời" với những Võ An Ninh, Phạm Văn Mùi, Đỗ Huân..., nhưng sau khi vấp phải một "tai nạn nghề nghiệp", cái tên Nguyễn Duy Kiên hầu như không còn được nhắc đến. Qua nhiều biến động của cuộc đời ông, và phủ bụi thời gian, phần lớn tác phẩm của ông đã bị thất lạc. Đến nay, gia đình ông cùng nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo và các cộng sự chỉ còn tìm thấy khoảng 200 bức.

jzfH5Vvc.jpgPhóng to
Xem tử vi ngày Tết

Dù ông không được học qua một trường lớp nào nhưng tác phẩm của ông đều thể hiện tính chuyên nghiệp cao, được bố cục theo một "tỷ lệ vàng", nhiều bức đạt đến vẻ đẹp kinh điển.

Hà Nội năm 1946 là một bộ ảnh rất hiếm và đặc biệt quý giá của Nguyễn Duy Kiên, với hình ảnh một Hà Nội tan hoang của những ngày "tiêu thổ kháng chiến" đến nay ít có tài liệu bằng hình nào còn giữ lại được.

Ob6rDbey.jpgPhóng to

Đầu phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội)

Những "Phố Mới gần Ô Quan Chưởng", "Đầu phố Bắc Ninh", "Cảnh hoang tàn tại đầu phố Tiên Sinh và Hàng Bát Sứ"... nay đã hoàn toàn thay da đổi thịt, nhưng qua ống kính Nguyễn Duy Kiên ghi lại được cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta không chỉ hình dung lại được những hình ảnh kiến trúc, mà là cả một thời kỳ lịch sử bi tráng của Hà Nội.

Một bộ ảnh rất quý nữa của Nguyễn Duy Kiên là hình ảnh những ngày tiếp quản thủ đô. Nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo cho biết: "Với bức ảnh "Ngày giải phóng thủ đô", Nguyễn Duy Kiên không chỉ là một nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, mà ở đây, nhà nhiếp ảnh đã vượt lên ở tầm vóc một nhà tư tưởng, một thư ký nhạy bén và tài hoa của thời đại. Trong quá trình sưu tầm, chỉnh lý lại những di cảo của ông, tôi đã được thấy nhiều bằng chứng của một thái độ lao động cực kỳ nghiêm cẩn".

Nhiều tấm phim, ông Kiên đã làm đi làm lại trong phòng tối tới dăm bức ảnh để tìm cho được điều mình muốn "nói" (có những công đoạn trong nhiếp ảnh hiện nay chỉ cần mấy phút hay một cú nhấn chuột, thì thời của ông, người ta phải "đánh vật" hàng mấy ngày). Những ảnh bị ông coi là "hỏng" khác biệt các bức được ông đóng triện nhiều khi chỉ là một sợi tóc mỏng manh, phải là người trong nghề và rất tinh tế mới có thể nhận ra.

"Lòng tự trọng nghề nghiệp của Nguyễn Duy Kiên thật đáng để chúng ta suy ngẫm - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nhận xét - Nhiếp ảnh khác với nhiều nghệ thuật khác ở chỗ: Có kỹ thuật mà không có thẩm mỹ thì chỉ là thợ ảnh, có thẩm mỹ mà không có kỹ thuật thì cũng không thể thành một nhiếp ảnh gia được".

Ảnh Nguyễn Duy Kiên mang rất đậm một tư chất nghệ sĩ không biết đến sự ràng buộc của những thứ ngoài xúc cảm trước cái đẹp và niềm đam mê nghệ thuật. Vì đi đến cùng đam mê, Nguyễn Duy Kiên trở thành nhà nhiếp ảnh, chứ không chỉ là một "công tử nhà giàu chơi ảnh".

5/11 dự án được hưởng tài trợ của chương trình "Ford Grants 2005" (Loại dự án "Giữ gìn di sản văn hoá")

1. Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá - làng cổ Việt Nam từ đời nhà Tuỳ (UBND xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá thực hiện).

2. Bảo tồn di sản ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Kiên (Nguyễn Hữu Bảo, Hà Nội).

3. Lịch sử trang phục Việt Nam (Trịnh Quang Vũ, HN).

4. Khảo cứu, phục hiện và phát triển nghề giấy dó và văn hoá giấy dó cổ truyền của Việt Nam (Nguyễn Anh Tuấn, HN).

5. Giữ gìn nghệ thuật múa Rôbăm của người Khmer ở Sóc Trăng (Cao Xuân Lương, Sóc Trăng).

Theo Lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên