31/10/2023 16:46 GMT+7

Đại biểu đề xuất tăng lương, giảm giờ làm trong doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1-7-2024, cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Ảnh: GIA HÂN

Nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30-6-2024

Chiều 31-10, Quốc hội tiến hành thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội. Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhắc lại sắc lệnh từ năm 1947 quy định "thời hạn làm việc của công nhân, đàn ông hay đàn bà không quá 48 giờ 1 tuần lễ", quy định thời gian làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ.

Sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực của nước ta được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực doanh nghiệp không giảm, trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp 3 lần.

Ông nhấn mạnh người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước.

"Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ năm 1999).

Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới", ông Nghĩa nêu rõ.

Cũng theo ông Nghĩa, năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77-4,76 (chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,0 - 6,0%). Đây là năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu này.

Ông đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung 3 nguyên nhân, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này. Cụ thể là cần tăng năng suất lao động, phát huy lợi thế nguồn nhân lực trong thời kỳ dân số vàng.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm đến một số nhóm giải pháp như tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Ông bày tỏ nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30-6-2024.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động, bảo đảm thực hiện từ 1-7-2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Ông Nghĩa nhấn mạnh đến việc cần đẩy mạnh cải cách hành chính. Ông dẫn chứng tại báo cáo của Chính phủ gửi đến kỳ họp, thủ tục hành chính của nhiều ngành, lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn, tăng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị do Mặt trận Tổ quốc gửi kỳ họp thứ 6 này, cử tri tiếp tục đề nghị các cấp chính quyền quan tâm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, công khai minh bạch các quy trình, thủ tục.

Quốc hội cũng đã có nghị quyết yêu cầu tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật đối với 22 lĩnh vực và đến nay đã có kết quả rất tích cực.

Ông Nghĩa đề nghị trong kỳ họp này Quốc hội yêu cầu tổng soát thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung vào đầu tư, sản xuất kinh doanh, đổi mới, sáng tạo để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.

Để giải quyết tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn trong các văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) đề nghị Chính phủ đánh giá sâu sắc hơn nữa những tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Cần xác định rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực hơn, hiệu quả hơn.

Bà đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan tăng cường siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng lương vừa qua chủ yếu bù trượt giá, chưa phải cải cáchBộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng lương vừa qua chủ yếu bù trượt giá, chưa phải cải cách

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ trong cải cách tiền lương, cần tính đồng bộ cả vấn đề lương hưu, tiền bảo trợ để tránh 'bỏ rơi' các đối tượng này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên