27/03/2024 19:13 GMT+7

Đại ngàn Trường Sơn rợp sắc trắng tinh khôi mùa hoa trẩu

Khắp các sườn núi, ven đường Hồ Chí Minh ở đại ngàn Trường Sơn phía tây Quảng Nam mùa này rợp sắc trắng tinh khôi của hoa trẩu.

Flycam hoa trẩu nở, rừng xanh nhuộm sắc trắng giữa đại ngàn Trường Sơn

Hoa trẩu nở trắng sườn đồi ở huyện Đông Giang - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng sườn đồi ở huyện Đông Giang - Ảnh: LÊ TRUNG

Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật. Hễ đặt chân đến núi rừng phía tây Quảng Nam mùa này bạn sẽ bắt gặp những vạt rừng xanh nhuộm sắc trắng của cây trẩu, hương thoảng trong gió.

Men theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua các huyện Đông Giang, Tây Giang, những vạt rừng trẩu nằm ở sườn đồi, dọc cung đường hay tựa vào triền núi, dọc sông.

Hoa trẩu có năm cánh màu trắng muốt, nhụy màu vàng lẫn sắc đỏ. Hoa mọc thành chùm, có mùi thơm nhẹ. Hoa nở rộ khoảng hai tuần, sau đó nở rải rác và kéo dài khoảng một tháng.

Những chùm hoa trắng tinh với hương thơm ngan ngát đung đưa theo gió trong ánh nắng, soi bóng xuống dòng sông A Vương xanh biếc.

Nhìn từ trên cao, những cây trẩu mọc sát nhau nở rộ tạo thành một dải trắng bồng bềnh tựa như làn mây, tạo khung cảnh thơ mộng, quyến rũ.

Nhiều du khách khi ngang qua tuyến đường Hồ Chí Minh đều dừng lại trước sắc trắng rợp núi rừng của hoa trẩu để ghi những bức ảnh đẹp.

Hoa trẩu nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Người dân địa phương cho biết mùa hoa trẩu bắt đầu từ cuối tháng 3 kéo dài sang đến tháng 4 hằng năm. Cây trẩu được người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam trồng như một cây công nghiệp ở các đồi núi để lấy gỗ và hạt.

Trẩu hay còn gọi là trẩu nhăn, trẩu cao, trẩu ba hạt, là một loài cây mộc bản địa ở Đông Nam Á. Cây trẩu thường mọc ở vùng đất khô, ráo nước trong rừng thưa hoặc ven rừng rậm.

Cây trung bình cao 10 - 15m, lá to bản dài, có khi xòe thành ba dẻ, mặt trên có lông tơ rậm. Hoa trẩu đơn tính, sắc trắng, ở giữa ngả màu hung đỏ tía, mọc thành chùm, khá thơm.

Trái trẩu hình trứng, hơi nhọn đằng chỏm, tròn đằng cuống, vỏ nhăn nheo, có lông tơ. Trái trẩu chia thành ba múi, khi trẩu chín thì trái ngả sang màu vàng. Mỗi trái thường có ba hạt, hạt trẩu hình bầu dục, sần sùi.

Trẩu được trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và lấy hạt. Hạt trẩu có thể đem ép lấy dầu, dùng trong công nghiệp sơn, keo. 

Dầu trẩu dùng trong việc chế biến sơn keo, để pha sơn, quét lên vải giúp chống nước, bã hạt được dùng làm phân bón trong nông nghiệp. Vỏ trẩu được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc chữa nhức răng.

Núi rừng Trường Sơn bạt ngàn nhuộm sắc trắng của hoa trẩu - Ảnh: LÊ TRUNG

Núi rừng Trường Sơn bạt ngàn nhuộm sắc trắng của hoa trẩu - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng bên dòng sông A Vương qua huyện Tây Giang - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng bên dòng sông A Vương qua huyện Tây Giang - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu có màu trắng, ở giữa ngả màu hung đỏ tía, mọc thành chùm, khá thơm - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu có màu trắng, ở giữa ngả màu hung đỏ tía, mọc thành chùm, khá thơm - Ảnh: LÊ TRUNG

Những cây trẩu dọc sườn núi nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Những cây trẩu dọc sườn núi nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Một cây trẩu trổ hoa kín cây - Ảnh: LÊ TRUNG

Một cây trẩu trổ hoa kín cây - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở dọc đường Hồ Chí Minh - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở dọc đường Hồ Chí Minh - Ảnh: LÊ TRUNG

Chùm hoa trẩu nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Chùm hoa trẩu nở trắng - Ảnh: LÊ TRUNG

Rợp sắc trắng hoa trẩu - Ảnh: LÊ TRUNG

Rợp sắc trắng hoa trẩu - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng bên những ruộng bậc thang ở đại ngàn Trường Sơn - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoa trẩu nở trắng bên những ruộng bậc thang ở đại ngàn Trường Sơn - Ảnh: LÊ TRUNG

Vụ cột chân chim trẩu để chụp ảnh: Hai nhiếp ảnh gia phải viết tường trìnhVụ cột chân chim trẩu để chụp ảnh: Hai nhiếp ảnh gia phải viết tường trình

Hai nhiếp ảnh gia trong vụ cột chân chim trẩu để chụp ảnh phủ nhận tự buộc chân chim vào cành cây. Tuy nhiên, cả hai vẫn nhận sai trong vụ việc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên