13/05/2023 10:35 GMT+7

Dân văn phòng muốn 'đẹp ngoài, khỏe trong' có quá khó không?

Áp lực công việc, ngồi nhiều, ít vận động… là nguyên nhân chính khiến dân văn phòng đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Dân văn phòng muốn đẹp ngoài, khỏe trong có quá khó không? - Ảnh 1.

Dân văn phòng ngồi lâu trong một tư thế rất dễ bị chứng mỏi vai gáy - Ảnh minh họa: T.T.D.

Những bệnh dân văn phòng thường gặp

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược, cơ sở 3 (TP.HCM) - cho hay dân văn phòng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Đặc điểm chung dân văn phòng là có thời gian làm việc dài, đi sớm, về muộn, áp lực công việc lớn.

Bên cạnh đó, do làm việc quá giờ thường xuyên, ngủ đã trở thành một thói quen “xa xỉ”, không ít người tận dụng thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ bù. Nhưng việc này làm họ mất đi cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, cuộc sống ngày càng thu hẹp lại và bệnh nghề nghiệp ngày càng nhiều.

“Dân văn phòng có thể bị rất nhiều bệnh nghề nghiệp như mỡ máu cao, mỡ gan, các bệnh về dạ dày tiêu hóa. Lại thêm các bệnh do máy tính, điều hòa, bệnh về mắt không mời mà đến”, bác sĩ Vũ cho hay.

Theo bác sĩ Vũ, dưới đây là một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở dân văn phòng như:

- Khô mắt: Thường gây cảm giác kích ứng như mắc dị vật trong mắt, ngứa mắt, thường xuyên thấy cộm, đỏ, cay, nóng và đôi khi đau rát mắt.

Do đó nên từ bỏ hoặc hạn chế các thói quen như ngồi lâu trước máy vi tính, xem phim trong khoảng cách gần, đọc sách trong điều kiện thiếu sáng, không đeo kính bảo vệ khi ra đường...

Ngoài ra, dân văn phòng nên sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao, giúp bảo vệ bề mặt nhãn cầu, ngăn ngừa thành phần nước trong nước mắt bốc hơi và duy trì độ ẩm cho mắt.

- Thừa cân: Thừa cân cũng đi kèm với một loạt nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim và béo phì. Bất kỳ bệnh nào kể trên cũng có thể gây tử vong.

Có thể giảm thời gian ngồi bằng cách năng đứng lên và di chuyển. Nếu có thời gian giải lao, hãy dành khoảng 10 phút đi dạo để hít thở không khí trong lành.

Một số thực phẩm cũng giúp ích trong việc giảm mỡ bụng hiệu quả như: trà xanh, măng tây, củ cải đường, rau diếp, dưa chuột, cà chua, dưa hấu, bưởi, táo…

- Đau khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân do giày cao gót: Khi đi giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn vào các đốt xương ngón chân. Việc này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh…, do đó nên xoa bóp chân tại chỗ.

Có thể ngâm chân mỗi ngày với nước ấm, muối hột, gừng... sẽ giúp giải tỏa những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng và việc đi lại nhiều, làm làn da chân mềm mại, tan biến những vùng thô ráp, nứt nẻ và chai sạn. Nên thực hiện tại nhà mỗi tối trước khi đi ngủ.

- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng của toàn thân có biểu hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi… Nên tự rửa mũi với nước muối sinh lý, hoặc xông với tinh dầu thảo dược…

- Mất ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ…

- Đau vùng cổ gáy: Thường do ngồi sai tư thế, vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai tư thế, ngồi lâu, cúi đầu lâu hoặc do mang vác nặng sai tư thế.

Do vậy nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng…

Làm gì để chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài và thể chất bên trong?

Theo bác sĩ Vũ, dân văn phòng nên tăng cường chăm sóc da bằng cách ăn uống khỏe mạnh, thực phẩm nên có chứa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, một số vitamin và bổ sung thêm B2, B3, B5, B6, choline, H...

Khoáng chất và nguyên tố vi lượng quan trọng đối với sức khỏe của da như: iốt, selenium, sulphur, kẽm...

"Dân văn phòng có thể uống một hoặc hai ly nước vắt trái cây hoặc rau ép mỗi ngày và các loại trà thảo dược là một thay thế lành mạnh cho các loại trà và cà phê... Nếu bị căng thẳng, có thể không ngủ đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da", bác sĩ Vũ cho hay.

Dân văn phòng cũng cần tự duy trì suy nghĩ về một tình huống buồn cười, có thể giải phóng căng thẳng và nâng tâm trạng lên.

Một tiếng cười và nói đùa với bạn bè hoặc đồng nghiệp là tốt nhất, hoặc xem một cuốn sách hoặc tạp chí hài hước.

“Hãy nhớ rằng chúng ta không thể mong đợi để làm tất cả mọi thứ. Nếu cần thiết chỉ chọn công việc cấp thiết để ưu tiên làm trước. Những nhiệm vụ không quan trọng có thể được để lại cho một thời điểm khác hoặc nhờ người khác giúp đỡ…”, bác sĩ Vũ cho hay.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cũng cho hay chế độ ăn uống của dân văn phòng là rất quan trọng. Để có một sức khỏe tốt nên ăn đa dạng nhóm thực phẩm, đặc biệt là vào bữa trưa. Cần giảm bớt tinh bột và tăng cường chất béo lành mạnh. Ngoài ra, cần uống đủ nước và chú ý đến lượng caffeine nạp vào cơ thể.

Thời tiết thất thường, dân văn phòng tăng cường ‘phòng thủ’Thời tiết thất thường, dân văn phòng tăng cường ‘phòng thủ’

Bước vào thời điểm chuyển mùa, các nhân viên công sở cũng cần ‘chuyển mình’ trong sinh hoạt để chủ động bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là khi dịch COVID-19 đang có khả năng bùng phát trở lại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên