21/10/2020 10:30 GMT+7

Dạy con không dùng hình phạt, phần thưởng

LINH PHAN
LINH PHAN

TTO - Mô phỏng hành vi, áp đặt, đe dọa hay phần thưởng là những công cụ phổ biến để cha mẹ kiểm soát hay thay đổi hành vi của trẻ. Tuy nhiên, đây lại không phải là những cách tốt nhất hay trọn vẹn nhất để hình thành hành vi tích cực ở trẻ.

Dạy con không dùng hình phạt, phần thưởng - Ảnh 1.

Mẹ luôn là người bạn ở bên cạnh con - Ảnh minh họa: T.T.D.

Chắc chắn, lực lượng mạnh mẽ nhất trong cuộc sống, làm đầy sự phát triển, niềm vui, sự tự tin và sức khỏe, là sức mạnh của các mối quan hệ. Xây dựng mối quan hệ hào phóng và tích cực với con bạn nhiều nhất có thể, và đừng quên chăm sóc chính bản thân mình

Bác sĩ tâm thần nổi tiếng Edward Hallowell

Vậy làm gì để thay đổi hành vi của trẻ mà không phụ thuộc vào động lực hay một hệ thống hình phạt?

Trong quá trình nuôi hai đứa trẻ và có vài năm tiếp xúc với hơn 1.000 phụ huynh, giờ đây tôi đã hiểu rằng: chắc chắn cách chúng ta định hình hành vi của một đứa trẻ phức tạp hơn nhiều so với việc nghĩ rằng đó chỉ là một tập hợp các tiêu chuẩn hay thước đo về hành vi. 

Tuy nhiên, có một sự thật là hầu như các mô hình nuôi dạy con cái mà chúng ta đang áp dụng đều dựa vào những tiêu chuẩn hay thước đo này.

Đã có những nghiên cứu rất uy tín chứng minh rằng khi chúng ta ngừng tập trung tất cả năng lượng của mình vào hành vi của một đứa trẻ và chỉ bắt đầu phát triển mối quan hệ, những điều kỳ diệu sẽ đến.

Nghiên cứu theo chiều sâu với quy mô lớn trên 90.000 trẻ em được Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ hỗ trợ cho thấy thanh thiếu niên có tương tác và mối quan hệ tốt với cha mẹ hoặc thầy cô ở trường sẽ ít căng thẳng hơn, ít có khả năng nghĩ tới tự tử hơn, ít sử dụng rượu và thuốc lá hơn, ít tham gia các hành vi bạo lực hoặc quan hệ tình dục bừa bãi hơn...

Vậy điều gì làm nên một mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp, tác động tích cực tới trẻ?

1. Trẻ em là con người

Trẻ em không phải là một đối tượng để kiểm soát hay để xếp vào đều đẹp như xếp trứng vào giỏ. 

Nếu trong tương tác hằng ngày chúng ta không cho phép con thể hiện cá tính và con người thật của mình, chỉ đánh giá con theo những tiêu chí có sẵn nhằm đạt được kết quả mong muốn, chúng ta sẽ mất kết nối và không thể kết nối với con ở mức độ sâu hơn. 

Chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội để khám phá những phẩm chất độc đáo của con cũng như không nhìn thấy những lợi ích to lớn đến từ nó.

2. Tạo cảm giác tích cực

Có những thời điểm và tình huống, tôi thấy phụ huynh bày tỏ họ muốn thúc đẩy đứa trẻ bằng cách làm cho chúng cảm thấy xấu (xấu hổ/xấu xa). Sự thật là không ai trong chúng ta sẽ hành động tốt hơn và hiệu quả hơn nếu chúng ta cảm thấy tồi tệ. 

Trẻ em cũng vậy. Con sẽ cởi mở hơn với hướng dẫn và các đề xuất để thay đổi nếu con có một mối quan hệ tích cực và ấm áp với người lớn.

3. Năng lượng tốt từ mối quan hệ tốt

Khi một người dành thời gian để quan sát, tìm hiểu chúng ta sâu sắc hơn, chúng ta ngay lập tức có cảm giác ngày càng tăng về sự tự trọng. Khi những người khác nhìn thấy điều tốt đẹp bên trong chúng ta và nhắc nhở chúng ta về điều đó, nhiều khả năng chính ta cũng nhìn thấy nó. 

Những học sinh đánh giá mối quan hệ của các em với giáo viên là tích cực, ấm áp, gần gũi thì cũng sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới việc học hành, cải thiện thành tích học tập của các em.

Để phát triển và đạt được các tiềm năng đầy đủ, mối quan hệ an toàn và sự chăm sóc đúng cách rất quan trọng. Khi chúng ta có mối quan hệ lành mạnh và mạnh mẽ, người lớn chúng ta cũng ít lo lắng, trầm cảm, tự trọng hơn và thậm chí sống lâu hơn. 

Khi trẻ lớn hơn, mối quan hệ còn có nhiều ý nghĩa và quan trọng hơn vì nó giải phóng nhận thức và cảm xúc mà một đứa trẻ dành ra hằng ngày để học tập và xây dựng tình bạn.

4. Tôn trọng và hỗ trợ

Nhiều trẻ bị căng thẳng ở nhà, ở trường trong quá trình tương tác xã hội do những sự kiện hay biến cố lớn, như cha mẹ ly hôn, những rắc rối ở trường học... 

Con sẽ mang những căng thẳng này vào lớp học hay kể cả khi chơi một trận đấu bóng. Nếu trẻ cảm thấy được hỗ trợ, trẻ sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn, vượt qua khó khăn và thành công trong môi trường của mình.

Khi chúng ta tương tác với trẻ một cách tôn trọng và hỗ trợ, chúng ta đang mô hình hóa hành vi tích cực mà chúng ta muốn nhìn thấy từ con. Chúng ta "củng cố" trẻ thay vì "phá hủy" con, chúng ta cung cấp một "mô hình mẫu" mà con có thể sử dụng để giao tiếp với người khác. 

Khi chúng ta đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng, cũng có nghĩa là chúng ta đang mời con đối xử ngược lại với chúng ta theo cùng một cách. Do đó, trẻ sẽ cởi mở với sự hỗ trợ và ảnh hưởng của chúng ta vào những thời điểm chúng gặp khó khăn hay cần phải được điều chỉnh hành vi.

Ưu tiên kết nối cảm xúc

Ở góc độ khoa học thần kinh, tiến sĩ Daniel Siegel từng có một nghiên cứu về não bộ khá nổi tiếng về việc phải ưu tiên kết nối cảm xúc mạnh mẽ với một đứa trẻ trước, sau đó mới điều chỉnh hành vi của con.

Nghĩa là để hình thành hành vi đúng và khuyến khích trẻ kỷ luật, trước tiên chúng ta phải chấp nhận trạng thái cảm xúc hiện thời của con.

Khi người lớn cố gắng kỷ luật và hỗ trợ trẻ trong một tình huống tức giận, hãy nhớ rằng bất cứ điều gì chúng ta nói ra thì lời nói sẽ không tích hợp được vào bộ nhớ lâu dài của trẻ nếu chúng ta không kết nối tình cảm - cảm xúc với trẻ (bán cầu não phải), không thiết lập liên lạc tình cảm và không chấp nhận cảm xúc của con.

Dạy con học chữ lẫn cách làm người Dạy con học chữ lẫn cách làm người

TTO - Đó là vấn đề được các bậc phụ huynh nuôi dạy con nên người ở TP Cần Thơ đặt ra tham luận trong Hội nghị Tổng kết 5 năm Biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 ở TP Cần Thơ vào sáng 2-10.

LINH PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên