15/03/2004 17:37 GMT+7

Đường xa vạn dặm - một cách kể cổ văn bằng âm nhạc

Theo LĐ
Theo LĐ

Cứ ngỡ, thế hệ hôm nay làm gì có thời gian ngẫm ngợi những tích xưa. Ai dè với liveshow Đường xa vạn dặm, nhạc sĩ Quốc Trung đã kể lại tích Thiếu phụ Nam Xương bằng âm nhạc của thế hệ mình.

XqEyX5VK.jpgPhóng toNhạc sĩ Quốc Trung với cây đàn organ và tốp nhạc dân tộc Cứ ngỡ, thế hệ hôm nay làm gì có thời gian ngẫm ngợi những tích xưa. Ai dè với liveshow Đường xa vạn dặm, nhạc sĩ Quốc Trung đã kể lại tích Thiếu phụ Nam Xương bằng âm nhạc của thế hệ mình.

Từ kịch bản đầy chất thơ của Phan Huyền Thư - tác giả của phim tài liệu Thế hệ @- Quốc Trung đã chọn lựa ra một giọng kể riêng cho Thiếu phụ Nam Xương - một giọng kể bằng âm nhạc mang tinh thần hòa hợp Đông - Tây theo cách của mình.

Quốc Trung đã đưa lên sân khấu cả thập lục, nhị, đàn bầu, đàn đáy, sáo, tiêu, trống chèo và phách mõ cùng dàn nhạc điện tử - cũng là một sản phẩm của phương Tây thời hậu hiện đại. Về hát, bên cạnh giọng chèo của Thanh Hoài, Xuân Diệu và giọng quan họ Thuý Hường là giọng nam cao "cộng minh" của Trung Kiên - người cha của Quốc Trung.

Thiếu phụ Nam Xương là một viên ngọc sáng trong cổ văn Lĩnh Nam trích quái của Nguyễn Dữ cách đây khỏang 6 thế kỷ. Cũng cách đây chừng 60 năm, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã dùng âm nhạc kể lại câu chuyện này đầy ấn tượng. Với Thẩm Oánh thì Thiếu phụ Nam Xương gợi nên một xót xa cho nỗi oan khuất mà người vợ phải gánh chịu khi bị người chồng nghi ngờ lòng chung thuỷ. Còn với Quốc Trung, vấn đề đặt ra sau câu chuyện kể đầy bi kịch này là nếu con người ở bất kỳ thời đại nào mà khi chung sống với nhau bị mất niềm tin thì bất hạnh luôn luôn là tham số chính đeo đẳng suốt cuộc sống.

Trong tất cả các đoạn kể có tiêu đề từ Hạc trong sương, Đào liễu, Ngồi tựa song đào, Vọng nguyệt, Lưu lạc, Dòng sông một bờ, Chiếc bóng, Độc thoại đến hết Đường xa vạn dặm, Quốc Trung dùng nguyên bản các làn điệu cổ truyền như Đào liễu, Ngồi tựa song đào, Nam ai v.v... . Anh chỉ xen vào đó một chút giọng ngâm (vocalise) "cộng minh" có thể tạm chấp nhận và dùng dàn nhạc điện tử đệm cho nghệ sĩ hát.

Có lẽ anh không tin rằng dàn nhạc điện tử với rất nhiều khả năng "nhái nhạc khí" lại bất lực không đệm nổi cho một làn điệu quan họ vốn khi sinh ra chỉ là để hát "vo", không đệm. Anh càng không tin rằng bộ gõ của dàn nhạc điện tử phong phú lại không tìm ra tiết tấu thích hợp đệm cho làn điệu chèo thay dàn trống chèo. Và xen giữa là những đoạn nhạc trình tấu biến hiện của dàn nhạc điện tử. Sự pha trộn có liều lượng giữa các nhạc khí dân tộc và nhạc khí điện tử khiến cho câu chuyện kể có vẻ đạt được mục đích mà người kể hôm nay muốn kể với mọi người.

Kéo theo âm nhạc là dàn âm thanh ánh sáng, là trang trí và đạo diễn sân khấu. Sự đồng bộ của Phạm Hoàng Nam và Thanh Phương đã góp phần không nhỏ cho thành công của đêm diễn tại Nhà hát Lớn đêm 13-3-2004 vừa qua.

Theo LĐ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên